Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Bán buôn , bán lẻ Chè Thái Nguyên trên toàn quốc

Bán buôn , bán lẻ các loại Chè Thái Nguyên . Chất lượng đảm bảo , giao hàng tận nơi trên phạm vi toàn quốc ... 

I . Chè Trung Du
Chè Trung Du là loại chè truyền thống , được trồng tại Thái Nguyên và các vùng trồng chè khác từ những ngày đầu . Mang đậm hương vị đặc trưng của Chè Thái Nguyên 

1. Chè Trung Du - Loại ngon ( Giá : 200k / 1kg )
Gói 200g ( 40k ) và loại 500g ( 100k ) . 

2. Chè Trung Du - Loại đặc biệt ( Giá : 300k / 1kg )
Gói 200g ( 60k ) và loại 500g ( 150k ) . 

II : Chè Đặc Sản 

Chè Đặc Sản là những giống chè chất lượng cao được đưa vào trồng tại Thái Nguyên khoảng 10 năm gần đây . Những giống chè này tuy khó chăm sóc hơn Chè Trung Du nhưng cho chất lượng sản phẩm cao hơn hẳn . Đặc biệt là giống chè Bát Tiên ( Bát Tiên Trà ) phù hợp với khí hậu mát mẻ của Vùng Trà Quân Chu - Đại Từ ( nằm dưới chân Tam Đảo ) nên cho ra sản phẩm Bát Tiên Trà với hương thơm nồng , ngọt hậu và hương vị rất đậm .

1. Hưng Nguyên Trà  ( Giá : 350k / 1kg )
Gói 100g ( 35k ) , 200g ( 70k ) và loại 500g ( 175k ) .

2. Nhật Kim Trà ( Giá 400k / 1kg )
Gói 100g ( 40k ) , 200g ( 80k ) và loại 500g ( 200k ) . 

3 . Bát Tiên Trà ( Giá : 450k / 1kg )
Gói 100g ( 45k )  200g ( 90k ) và loại 500g ( 225k ) . 

Ngoài ra các loại Chè Đặc Sản có thể đóng gói 10g ( tương đương một ấm trà ) và đóng hộp theo yêu cầu khách hàng . 

Toàn bộ sản phẩm của Chè sạch Hưng Nguyên đều được đóng gói bằng công nghệ hút chân không . Giúp đảm bảo chất lượng chè và mẫu mã đẹp , phù hợp làm quà biếu . Ngoài ra còn có thêm các mẫu vỏ hộp rất đẹp tạo nên một món quà sang trọng , lịch sự lại mang đậm hương vị quê hương .

Các mẫu sản phẩm của Chè sạch Hưng Nguyên :

   
   


Liên hệ mua trà ( giao hàng toàn quốc ) :
Điện thoại : 0984.314.516
Yahoo / Gmail / Facebook : quanghieu.ptit 
Email : chesach.net@gmail.com
Địa chỉ : Xóm 4 - Thị trấn Quân Chu - Đại Từ - Thái Nguyên
Thông tin chuyển khoản
Chủ TK : Tạ Quang Hiếu
Số TK: 0301000302740 
Ngân hàng Vietcombank - Hoàn Kiếm

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Chung khảo Cuộc thi Người đẹp Xứ Trà năm 2013

Tối qua (1-11), tại Trường quay S1 – Đài PT-TH Thái Nguyên đã diễn ra cuộc thi Chung khảo Người đẹp xứ Trà năm 2013 với chủ đề “Hương sắc Xứ Trà”. Tới dự Chương trình có đồng chí Ma Thị Nguyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Festival Trà Thái Nguyên – Việt Nam lần thứ 2, năm 2013; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...
Đồng chí Ma Thị Nguyệt, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Nhà báo Phan Hữu Minh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Tổng Biên tập Đài PT – TH Thái Nguyên, Trưởng BTC cuộc thi Người đẹp xứ Trà năm 2013 trao Giấy chứng nhận cho 16  thí sinh dừng bước trước vòng Chung kết của Cuộc thi.
Đồng chí Ma Thị Nguyệt, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Nhà báo Phan Hữu Minh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Tổng Biên tập Đài PT – TH Thái Nguyên, Trưởng BTC cuộc thi Người đẹp xứ Trà năm 2013 trao Giấy chứng nhận cho 16 thí sinh dừng bước trước vòng Chung kết của Cuộc thi.


Đây là cuộc thi nhằm tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ các xứ sở chè mà trong đó đỉnh cao là sự hài hòa giữa vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tâm hồn, sự sâu lắng của trí tuệ và ứng xử khôn khéo trong cuộc sống. Cuộc thi cũng là nơi mà ở đó sự khéo léo và tài hoa trong văn hóa trà của người phụ nữ Việt Nam được phát lộ đầy đủ và sinh động nhất, thông qua đó góp phần tôn vinh giá trị của cây chè và các sản phẩm trà ngang tầm của nó trong đời sống kinh tế, văn hóa và du lịch.


Trước khi diễn ra đêm Chung khảo, 48 thí sinh lọt vào vòng này đã trải qua các nội dung thi năng khiếu, thi ứng xử và trình diễn trang phục áo tắm. Trong đêm Chung khảo chỉ diễn ra hai phần thi trình diễn trang phục tự chọn và trang phục áo dài; xen kẽ là những tiết mục nghệ thuật hấp dẫn. Kết thúc đêm Chung khảo Ban tổ chức, Ban Giám khảo đã lựa chọn 32 thí sinh xuất sắc vào đêm chung kết.

Vòng Chung kết và đêm Chung kết cuộc thi sẽ diễn ra từ ngày 02/11 – 10/11/2013 tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh Thái Nguyên. Các thí sinh cũng sẽ tham gia trình diễn tại đêm bế mạc Festival trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ 2 năm 2013, tại Trung tâm tổ chức sự kiện của tỉnh.


Phần thi trình diễn trang phục áo dài của một thí sinh trong đêm Chung khảo
Cuộc thi Người đẹp xứ Trà 2013.

Người đăng quang Ngôi vị "Người đẹp xứ Trà" sẽ được nhận giải thưởng 100 triệu đồng và vương miện trị giá 15 triệu đồng; giải Nhì trị giá 50 triệu đồng; giải Ba trị giá 30 triệu đồng. Ngoài ra, Ban tổ chức cũng trao các giải thưởng "Người đẹp mặc áo dài Việt Nam đẹp nhất," "Người đẹp hiểu biết về chè và văn hóa trà," "Người đẹp được bình chọn nhiều nhất"...

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đồng ý UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức 1 điểm bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng 15 phút vào tối ngày 9 và 11/11/2013, tại thành phố Thái Nguyên.

Ảnh minh họa
Hoạt động trên sẽ diễn ra tại Lễ khai mạc, bế mạc Liên hoan Trà Thái Nguyên-Việt Nam lần thứ hai năm 2013.
Tiếp nối thành công Liên hoan Trà Quốc tế lần thứ nhất năm 2011, Festival Trà Thái Nguyên-Việt Nam lần thứ hai được tổ chức nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với cây chè và sản phẩm trà, giới thiệu, quảng bá, tôn vinh cây chè, các sản phẩm và văn hóa Trà Thái Nguyên nói riêng, trà Việt Nam nói chung, khẳng định thương hiệu “Đệ nhất danh trà” với du khách trong nước và quốc tế. 
Qua đó tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là phát triển cây chè, sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm trà với các tỉnh bạn, mở rộng giới thiệu sản phẩm trà trong khu vực và trên thị trường quốc tế, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên.
Festival Trà Thái Nguyên-Việt Nam lần thứ hai năm 2013 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 9-11/11/2013 tại thành phố Thái Nguyên, Khu du lịch Hồ Núi Cốc và các địa phương trồng và chế biến chè của tỉnh Thái Nguyên.
Tham dự Festival sẽ có một số đoàn trà của các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng các sản phẩm chè và nhập khẩu chè của Việt Nam như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Sri Lanka, Pakistan, Hàn Quốc và các tỉnh trong cả nước có thế mạnh về cây chè. Tham dự Festival còn có 25 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến, xuất khẩu trà; 50 làng nghề chè nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên.
Trong khuôn khổ Festival sẽ có các hoạt động chính như Lễ khai mạc, Lễ hội Văn hóa Trà, Carnaval Trà Thái Nguyên, Hội thảo về thương hiệu Trà và xúc tiến đầu tư phát triển ngành chè, xúc tiến du lịch, cuộc thi Người đẹp xứ Trà…
Ngoài ra còn có nhiều hoạt động hưởng ứng như chương trình biểu diễn nghệ thuật và lễ hội với sự tham gia của các nghệ nhân, các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế; triển lãm ảnh giới thiệu về đất nước con người và trà Thái Nguyên, Việt Nam; chợ quê trưng bày sản phẩm Trà và sản vật mang đặc trưng văn hóa của các dân tộc; Hội chợ triển lãm công nông nghiệp; triển lãm mỹ thuật thiếu nhi; các hoạt động thể thao…
Phan Hiển

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Trà Việt Nam - Nâng tầm thương hiệu, chắp cánh bay xa

Phỏng vấn đồng chí Ma Thị Nguyệt, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Tổ chức Festival Trà Thái Nguyên, Việt Nam lần thứ hai, năm 2013 trên đặc san Trà Việt.
Phóng viên: Thưa đồng chí! Xin đồng chí cho biết mục đích, ý nghĩa của Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ 2 năm 2013 là gì?
 
Đồng chí Ma Thị Nguyệt, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Festival Trà Thái Nguyên, Việt Nam lần thứ hai, năm 2013
Đồng chí Ma Thị Nguyệt: Như chúng ta đều biết, tỉnh Thái Nguyên là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc và là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất Thái Nguyên thổ nhưỡng, khí hậu, chất đất, nguồn nước phù hợp để phát triển cây chè. Cùng với đó, nhờ đôi bàn tay khéo léo của những người dân Thái Nguyên, đã tạo nên một sản phẩm trà phong phú về chủng loại có hương thơm, vị đượm, ngọt chát rất đặc trưng riêng có, khiến cho ngay cả người sành chè nhất và thị trường khó tính nhất cũng đều hài lòng. Với diện tích gần 20.000 ha trồng chè, Thái Nguyên là tỉnh có năng suất và sản lượng chè cao nhất cả nước, hàng năm sản lượng chè búp tươi đạt khoảng 185.000 tấn, tương ứng với khoảng 37.000 tấn chè búp khô, trong đó gần 8.000 tấn được xuất khẩu sang các nước trên thế giới như: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Srilanca, Nhật Bản, Pakistan … Chè Thái Nguyên cũng có mặt ở thị trường của trên 50 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Với những điều kiện thuận lợi và thế mạnh của địa phương; đồng thời để bảo tồn, tôn vinh, tuyên truyền các giá trị đặc sắc của văn hóa trà Thái Nguyên cũng như văn hóa trà của người Việt; ngày 22/01/2013 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên tại Quyết định số 203/QĐ-TTg, trong đó Festival Trà Thái Nguyên sẽ được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần. Đây là niềm vinh dự, phấn khởi cũng là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.
 Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai, năm 2013 với chủ đề “Trà Việt Nam - nâng tầm thương hiệu, chắp cánh bay xa” được tổ chức trên cơ sở kế thừa, phát huy những kết quả đạt được sau Liên hoan Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ nhất, năm 2011; đồng thời tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với cây chè và sản phẩm trà, giới thiệu, quảng bá, tôn vinh cây chè, các sản phẩm và văn hóa trà Thái Nguyên nói riêng, trà Việt Nam nói chung. Các hoạt động của Festival Trà hướng tới việc quảng bá sản phẩm; xây dựng, quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển ngành chè; các hoạt động văn hóa tại Festival gắn liền với hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh của người trồng chè, các làng nghề, các doanh nghiệp trong ngành chè - Đó chính là mục đích, ý nghĩa của Festival trà Thái Nguyên Việt Nam lần thứ 2, năm 2013.    
Phóng viên: Vậy đâu là nét đặc trưng cơ bản của Festival Trà Thái Nguyên Việt Nam 2013 tạo nên bản sắc văn hóa Thái Nguyên cũng như bản sắc văn hóa trà Thái Nguyên sẽ được lưu giữ và duy trì trong tất cả các Festival Trà Thái Nguyên, thưa đồng chí?
 Đồng chí Ma Thị Nguyệt: Trên cơ sở kế thừa, phát huy những kết quả đạt được sau Liên hoan Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ nhất, năm 2011; đồng thời tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, các hoạt động của Festival Trà năm 2013 có nội dung và hình thức mang tính chiều sâu, hướng tới việc Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên; quảng bá sản phẩm; quảng bá thương hiệu; đẩy mạnh sản xuất, chế biến, kinh doanh; xúc tiến đầu tư phát triển ngành chè. Do đó bên cạnh các hoạt động mang tính nghệ thuật, tái hiện vẻ đẹp của các vùng chè, tôn vinh người trồng và chế biến chè, Ban Tổ chức còn chú trọng việc tổ chức các hoạt động nhằm giới thiệu về sản phẩm Trà và xúc tiến đầu tư phát triển ngành chè.
Cụ thể là hoạt động Lễ hội văn hóa Trà, với nhiều hoạt động nghệ thuật mang tính đặc trưng, riêng có, mang đậm bản sắc văn hóa vùng Việt Bắc với sự tham gia của không chỉ các nghệ sỹ, diễn viên chuyên nghiệp mà còn có sự vào cuộc của nhiều nghệ nhân, người trồng chè và các vùng chè trong tỉnh, trong nước và quốc tế, một hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng cao... sẽ là một điểm nhấn thú vị cho du khách khi tham gia Festival. Cùng với đó là Hội thảo khoa học về Trà Thái Nguyên với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh chè.... Nội dung cuộc hội thảo sẽ xoay quanh các vấn đề khoa học về cây chè và Trà đối với đời sống xã hội, hướng phát triển nâng cao chất lượng của cây chè và sản phẩm trà; trao đổi kinh nghiệm trồng chế biến, kinh doanh chè; xúc tiến giới thiệu các sản phẩm mới.... góp phần nâng tầm thương hiệu của trà Việt đối với thị trường trong nước và thế giới. Đây sẽ là cơ hội cho những ai thực sự quan tâm đến chất lượng trà Thái Nguyên, mong muốn nâng cao hơn nữa năng suất, chất lượng của sản phẩm Trà Thái Nguyên, nâng cao uy tín thương hiệu Trà Thái có dịp tiếp cận với những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà kinh tế...
Đó chính là những hoạt động mang tính bản sắc đặc trưng riêng có của Festival Trà Thái Nguyên sẽ được duy trì trong các kỳ Festival tới. Những nội dung hoạt động này sẽ được nghiên cứu để ngày càng có chiều sâu, mang đậm bản sắc văn hóa đồng thời có ý nghĩa thiết thực trong việc quảng bá văn hóa, nâng tầm thương hiệu cho Trà Thái Nguyên nói riêng và Trà Việt nói chung.
Đồng chí Ma Thị Nguyệt kiểm tra công tác chuẩn bị cho Festival lần thứ hai, năm 2013
Phóng viên: Cùng với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, một trong những mục đích chính được Ban Tổ chức Festival hướng tới là: Nâng tầm thương hiệu - chắp cánh bay xa cho Trà Thái Nguyên, vậy định hướng và những việc làm cụ thể để nâng tầm thương hiệu Trà Thái Nguyên ở đây là gì, đặc biệt là sau khi diễn ra Festival, thưa đồng chí?
Đồng chí Ma Thị Nguyệt: Thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của trà Thái Nguyên, cùng với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, du lịch liên quan đến trà, UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, địa phương, đơn vị thực hiện việc bảo tồn và phát triển các vùng chè, làng chè truyền thống nổi tiếng gắn với phương thức sản xuất cổ truyền như: Tân Cương, La Bằng, Khe Cốc, Trại Cài, Sông Cầu; đồng thời quy hoạch lại các vùng trồng chè để nâng cao năng suất, chất lượng và tính an toàn của nguyên liệu chè búp tươi.
Tỉnh sẽ tiến hành các bước để hướng tới xây dựng một thương hiệu chung cho Trà Thái Nguyên để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình phát triển, thiết lập hệ thống quản lý nhãn hiệu tập thể ngay từ đầu, khắc phục tình trạng tự sản tự tiêu, mạnh ai nấy làm như hiện nay; giúp cho người làm chè có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến, hệ thống máy móc sản xuất hiện đại, đảm bảo uy tín chất lượng đầu ra một cách ổn định. Cùng với đó UBND tỉnh sẽ chỉ đạo việc tổ chức các hội thảo khoa học về chè và sản phẩm Trà, để người làm chè có điều kiện tiếp cận nhanh hơn với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong việc trồng và chế biến chè; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, có cách tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước một cách chuyên nghiệp hơn để Trà Thái Nguyên nâng cao được giá trị trên thị trường trong nước và quốc tế.
Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!


Nguồn: thainguyen.gov.vn
Tác giả: Thu Hà (thực hiện)

Công nghiệp chế biến chè: Từ xóa đói giảm nghèo đến tham gia chuỗi giá trị gia tăng

Theo thống kê trên thế giới có khoảng trên 30 nước trồng và chế biến chè nhưng lại có đến 100 nước mà người dân ở đó sử dụng các sản phẩm chè. Điều đó đủ cho thấy ngành công nghiệp chè ở Việt Nam cần mạnh dạn ra khỏi cái thế xóa đói giảm nghèo lâu nay để mạnh dạn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu theo mô hình “đàn sếu bay”.
Có thể kinh ngạch xuất khẩu chè còn kém xa các mặt hàng mũi nhọn khác (dầu mỏ, than, gạo…) nhưng xét đến những tác động tích cực của nó về mặt xã hội và để tận dụng mọi nguồn lực hiện có, chúng ta nên tiếp tục phát triển sản xuất và xuất khẩu chè trong thời gian tới. Trên thực tế chè vẫn là một trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực về nông sản ở Việt Nam.
Chè là cây công nghiệp dài ngày, trồng một lần cho thu hoạch nhiều năm. Tuổi thọ của chè kéo dài 50 - 70 năm, cá biệt nếu chăm sóc tốt có thể tới hàng trăm năm. Một ha chè thu được 5 - 6 tấn chè búp tươi (nhiều năm nay có giá tương đương thóc), có giá trị ngang với một ha lúa ở đồng bằng và gấp 3 - 4 lần một ha lúa nương. Vì vậy có thể nói cây chè là cây “xoá đói giảm nghèo, điều hoà lao động từ đồng bằng lên các vùng xa xôi hẻo lánh, góp phần phát triển kinh tế miền núi, bảo vệ an ninh biên giới.
Một ha chè thâm canh thu hoạch được 10 tấn búp tươi chế biến được hơn 2 tấn chè khô, đem xuất khẩu sẽ thu được một lượng ngoại tệ tương đương với khi xuất khẩu 200 tấn than và đủ để nhập khẩu 46 tấn phân hoá học.
Sản xuất và xuất khẩu chè thu hút một lượng lao động khá lớn. Lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến cây chè của cả nước lên đến 3 triệu người. Bên cạnh đó, lao động vốn là lợi thế so sánh của nước ta, đặc biệt là lao động nông nghiệp với kinh nghiệm lâu đời trong trồng về chế biến chè.
Tuy nhiên trong vai trò là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chè Việt Nam cũng không tránh khỏi điều mà các chuyên gia mô tả là một thứ “bi kịch”. Theo đó chúng ta đang làm ăn chủ yếu tại các thị trường nghèo, dễ tính, trong khi không thể thâm nhập các thị trường khó tính hơn. Theo số liệu thống kê, cho đến thời điểm này, chè Việt Nam có mặt tại 118 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy được biết nhiều như vậy nhưng chề Việt Nam vẫn chỉ ở vai “kép” phụ.
Hiện, 34/63 tỉnh, TP cả nước có sản xuất chè, nhưng chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, phân tán, không đồng nhất và không thể kiểm soát được chất lượng. Vì vậy, việc thâm nhập các thị trường cao cấp dường như là bất khả thi với đa số các DN Việt Nam do rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số quốc gia châu Âu và Hoa Kỳ… được tính đến trong danh mục các thị trường nhập khẩu chè Việt Nam nhưng số lượng rất nhỏ. Chủ yếu do các DN nước ngoài tự đầu tư trồng chè tại Việt Nam, tự kiểm soát chất lượng và sau đó chuyển về nước dưới dạng nguyên liệu để tiếp tục chế biến ra thành phẩm giá cao gấp 4 - 5 lần.
Hay nói một cách khác đi 80% giá trị gia tăng là nằm ngoài cây chè và người làm chè chỉ hưởng nhiều nhất là 20%. Đó là một điều cực kỳ vô lý thế nhưng chúng ta vẫn phải sống chung với nó từ nhiều năm nay. Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu phải bắt đầu ngay từ ngành chế biến chè để có cơ hội thành hiện thực chứ không phải mãi chịu cảnh “ngủ yên”


Nguồn: thainguyen.gov.vn
Tác giả: Hà Trang

Chè Thái Nguyên độc đáo ẩm thực Việt

“Chè Thái, gái Tuyên”, đó là câu cửa miệng của nhiều người khi nói về hai vùng đất của trung du miền núi phía Bắc. Chè ngon phải kể đến chè Thái Nguyên, còn con gái đẹp, dịu dàng thì phải kể đến con gái Tuyên Quang, hẳn rằng câu nói đó không quá đề cao nét độc đáo của hai vùng đất, nhưng ẩn dấu trong đó những điều hoàn toàn khiến cho người ta tin tưởng.
Nói đến văn hóa ẩm thực Việt Nam, người ta không chỉ nói về sự đa dạng trong các cách thưởng thức món ăn hàng ngày của người Việt, và các cách chế biến đến nguyên liệu của món ăn ra sao mà cách uống cũng có nhiều sự đến lạ kì! 
Trong cách uống của người Việt Nam, phải kể đến cái thú uống nước chè (trà), đây là một cái thú có từ lâu trên đất nước ta, cho đến nay nó vẫn là một trong những điểm nổi bật trong văn hóa ẩm thực của dân tộc.
Cái thú uống để bắt đầu câu chuyện, bắt đầu của một ngày mới, trong những buổi làm đồng áng vất vả có chén trà xanh, rồi lãng mạn cao hứng thì vừa uống trà vừa ngâm thơ, âu đó là một cái nét đẹp trong cách uống trà vậy. Mỗi khi cái tên Thá iNguyê nđược nhắc đến, gợi cho nhiều người về một vùng đất có một bề dày truyền thống cách mạng, vốn là một ATK của Đảng và Bác Hồ trước và sau cách mạng Tháng Tám. Với Hồ Núi Cốc, Đền Đuổm, con Sông Công…song cái đặc sắc nhất đóng góp vào văn hóa của vùng là cây chè và các sản phẩm từ chè.
Đất Thái Nguyên có điều kiện cho cây chè phát triển và nó thực sự trở thành một sản phẩm mang tính đặc thù của quê hương. Khác với các vùng đất trồng chè khác của đất nước, chè Thái Nguyên đã trở thành một “thương hiệu” nổi tiếng được người tiêu dùng đánh giá cao. Đất Thái Nguyên, đặc biệt là vùng chè đặc sản Tân Cương được coi là mộ ttrong những vùng cung cấp những loại chè ngon nổi tiếng. Đây chính là vùng đất chè truyền thống của tỉnh. Sản phẩm chè của quê hương được đem đi khắp các vùng miền và cả thị trường nước ngoài, được những người sành chè và nhiều thị trường khó tính chấp nhận. Để có được điều hạnh phúc và tự hào đó, Chè Thái Nguyên đã thực sự tự mình làm cho mình “đứng” được trong lòng người tiêu dùng. Sở dĩ ở Tân cương có những loại chè ngon cũng bởi một phần chất đất ở đây được trời phú cho tươi tốt và có “duyên” với cây chè. Cũng chả vì thế mà mỗi khi người ta nhắc đến hai chữ Thái Nguyên, đâu chỉ là vùng đất gang thép, đâu chỉ là một thành phố công nghiệp, mà còn được biết đến một sản phẩm không có vùng đất nào của Tổ quốc có được, đó chính là “chè xanh”.
Một cân chè Thái Nguyên ngon phải là một cân chè khi sao không cháy, đều lửa, không có mùi khét, các cánh chè khi sao đều đặn không nát vụn mà cuộn tròn với nhau, màu của chè ngon thường là màu mốc cau, dáng hình ngọn chè thành phẩm là hình móc câu. Khi trồng chè người ta không được trồng cạnh xoan vì nó làm mất đi vị của cây chè. Bên cạnh đó là khi nhai thử, nhả bã thấy chè xanh như khi sao, khi uống, ngậm lâu trong cổ họng thấy ngọt dần của vị chè chứ không phải là ngọt của mì chính pha lẫn trong đó để đánh lừa cảm giác. Cách pha chè cũng phải hết sức sành sỏi, phải chọn ấm thích hợp, tráng ấm và nhiều thủ thuật khác mà co ù lẽ chỉ có những bậc cao nhân mới hiểu hết được. Mở gói chè, mùi hương có thể bay khắp gian phòng làm ngây ngất ngay từ khi chưa uống. Vì vậy, một cân chè Thái Nguyên ngon luôn được người uống chon lựa rất kĩ càng. Khi chế biến chè cũng phải hết sức cẩn thận trong việc hái, sao và sản phẩm cuối cùng đến với người uống là bằng mồ hôi và công sức của bao ngày.
Ngày nay, chúng ta đang tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa đất nước, sự tất bật khiến cho con người ta luôn thèm một cảm giác thanh thản và nhẹ nhàng để quên đi những giờ phút lao động mệt nhọc và căng thẳng. Bên cạnh đó là, sự chia sẻ và lắng nghe giữa mọi người trong cuộc sống. Và vì thế, chè Thái Nguyên ngày càng có vị trí quan trọng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Khi một người con Thái Nguyên đi xa, luôn tâm niệm trong mình niềm tự hào về “đứa con tinh thần” của vùng đất. Khi du khách đến thăm Thái Nguyên, hãy thưởng thức chè dù chỉ một lần, cái cảm giác ngây ngất, được đắm mình trong cái ngào ngạt, thơm ngát, nhẹ nhàng nhưng lan tỏa khắp da thịt, thì lúc đó, bạn đã đến Thái Nguyên rồi đấy! Nghệ thuật uống chè trở thành một “đạo”, và là một thú vui hết sức tao nhã và đôi khi hết sức cầu kì. Do đó, chúng ta thấy “trà đạo” của Nhật Bản là một trong những nghi thức văn hóa mang đậm phong cách phương Đông. Chỉ có trong cách uống chè ta mới thấy được những điều đó. 
Khi bước chân lên mỗi vùng miền của đất nước là mỗi cảm nhận khác nhau trong bức tranh tươi đẹp chung của Tổ quốc. Chậm rãi, khoan thai, thong thả đi dạo trên những cánh đồng chè, những đồi chè của Thái Nguyên ngút tầm mắt, bạn sẽ cảm thấy lâng lâng và như hít sâu vào lồng ngực mình một thứ cảm giác chỉ có được ở nơi đây mà thôi. Trồng chè, chế biến chè, sao chè và đảm bảo chất lượng qua thời gian là cả một quá trình nghệ thuật. Quá trình ấy là một nét đẹp cần được bảo tồn và lưu giữ cho con cháu muôn đời. Nhưng song song với đó là việc làm cho chè Thái Nguyên trở thành một thương hiệu để có thể cạnh tranh trên thị trường là điều vô cùng cần thiết.
Mỗi khi Tết đến, xuân về, ngồi bên ấm chè xanh nóng trong không khí ấm cúng của ngày mồng 1, mọi người đều cảm thấy sức xuân đang đâm chồi nảy lộc như chính những mầm chè xanh đang vươn lên nhìn cánh én. Trong cái không khí nóng bức của mùa hè, những giây phút thư giãn bên chén trà Tân Cương, Thái Nguyên thực là những giây phút thư thái. 


Nguồn: thainguyen.gov.vn
Tác giả: BBT

Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai năm 2013: sẽ có hai kỷ lục của châu Á và Việt Nam được xác nhận.

Ngày 22/10, Ban tổ chức Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai năm 2013 đã tổ chức buổi họp báo với các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương để thông báo nội dung, chương trình Festival.
Đồng chí Ma Thị Nguyệt, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTV Festival và lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch;
 Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì họp báo
Đồng chí Ma Thị Nguyệt, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai năm 2013 chủ trì họp báo.
Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai năm 2013 do UBND tỉnh Thái Nguyên và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức từ ngày 9/11 đến ngày 11/11/2013 tại Trung tâm thành phố Thái Nguyên, Khu du lịch Hồ Núi Cốc, các địa phương trồng và chế biến chè. Festival sẽ có 7 hoạt động chính và nhiều hoạt động phụ trợ. Ban Tổ chức đã mời một số đoàn trà quốc tế, 34 đoàn trà của các tỉnh có thế mạnh về cây chè, doanh nghiệp kinh doanh, chế biến chè trong cả nước và 75 doanh nghiệp, làng nghề chè trong tỉnh tham gia các hoạt động trong Festival. 
Chủ đề của Festival lần này là “Trà Việt Nam - Nâng tầm thương hiệu, chắp cánh bay xa” do đó các hoạt động trong Festival không chỉ giới thiệu những nét đắc sắc của Trà Thái Nguyên mà còn giới thiệu các vùng chè trong cả nước. Theo BTC, Festival lần này sẽ được tổ chức trong thời gian ngắn hơn, quy mô các sự kiện và lượng khách mời cũng hạn chế hơn so với Liên hoan Trà lần thứ nhất. Tuy nhiên các hoạt động trong Festival sẽ nhấn mạnh việc tuyên truyền quảng bá chiều sâu văn hóa đặc biệt là văn hóa Trà các nước, các vùng miền trong nước và của Thái Nguyên… Hoạt động Hội thảo xúc tiến du lịch, thương mại cũng sẽ nhấn mạnh hơn vào xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch. Đây nét mới, làm phong phú hơn nội dung của Festival. Có hai kỷ lục sẽ được xác nhận tại Festival gồm sản phẩm Trà Thái Nguyên thuộc tốp các sản phẩm quà tặng có giá trị nhất châu Á và Thương hiệu Trà danh tiếng được nhiều người biết đến nhất.
Toàn cảnh cuộc họp báo
Đến thời điểm này công tác chuẩn bị cho Festival đã được tiến hành chu đáo, công tác tuyên truyền, quảng bá, khánh tiết được triển khai từ đầu năm 2013. Các hoạt động diễn ra trong Festival đã được phê duyệt kịch bản chi tiết, lực lượng diễn viên đang tiến hành tập luyện. Đã có 150 thí sinh đăng ký tham gia cuộc thi Người đẹp xứ Trà, một trong những hoạt động chính của Festival. Các doanh nghiệp đã đăng ký tài trợ cho Festival trên 10 tỷ đồng.
Tại buổi họp báo, phóng viên các cơ quan báo chí và đại diện BTC đã trao đổi làm rõ hơn các nội dung liên quan đến giá trị kinh tế của cây chè Thái Nguyên sau Liên hoan Trà lần thứ nhất, những nét mới của cuộc thi Người đẹp xứ Trà, công tác xã hội hóa cho Festival, công tác an ninh trật tự khu vực diễn ra Festival Trà…. 
Để góp phần giúp Thái Nguyên thực hiện tốt nhiệm vụ đã được Chính phủ giao là tổ chức thành công Festival Trà, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, đồng chí Ma Thị Nguyệt, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC Festival đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí dành thời lượng, phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền về Festival Trà Thái Nguyên – Việt Nam lần thứ hai năm 2013.


Nguồn: thainguyen.gov.vn
Tác giả: Thu Hà - Quang Hưng

Phát triển chè trở thành cây làm giàu trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Để thực hiện được các mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu cụ thể do Đại hội Đảng bộ tỉnh đặt ra đối với cây chè, UBND tỉnh đã chủ trương và tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp để đưa cây chè phát triển, đưa thương hiệu chè Thái vươn ra thị trường thế giới. Hướng tới Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ 2, năm 2013, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Thái Nguyên là trung tâm vùng trung du miền núi Bắc Bộ, là vành đai quan trọng và là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội. Trên mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa này đã chắt chiu nuôi dưỡng cây chè, để có những sản phẩm đặc sản trà “đệ nhất”. Cây chè đã từng được xác định là cây xóa đói giảm nghèo và ngày nay nó đang trở thành cây làm giàu của người dân trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên.
Người dân hái chè ở vùng chè Sông Cầu
Với tổng diện tích khoảng 19.000 ha, tỉnh Thái Nguyên hiện là tỉnh có sản lượng chè lớn nhất cả nước đạt 190.000 tấn/năm và trà đã trở thành đặc sản nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên. Là một vùng đất bán sơn địa, nửa đồng, nửa núi, thổ nhưỡng và khí hậu đã hội tụ những điều kiện thuận lợi nhất để cây chè phát triển. Bàn tay và khối óc của người dân vùng chè đã kết hợp với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật đã tạo ra động lực mới, tạo ra vị thế mới cho cây chè của tỉnh Thái Nguyên trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới. 
Trong các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, mục tiêu và giải pháp phát triển cây chè luôn được Đại hội dành thời gian thảo luận. Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010 -2015 đã thêm một lần nữa khẳng định chủ trương nhất quán quan tâm và tạo mọi điều kiện để cây chè phát triển, có vị trí xứng đáng trong tiến trình chuyển đổi cơ cấu nội ngành nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh đã cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII bằng những chương trình, kế hoạch, đồng thời tổ chức thực hiện và giao cho các sở, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, các HTX và làng nghề sản xuất chè bám sát các mục tiêu của Nghị quyết đã đề ra, xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch trong đó có Đề án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015. Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh có 60% diện tích chè giống mới, sản lượng có thể đạt 200.000 tấn trở lên có nhiều làng nghề và doanh nghiệp sản xuất chè có thương hiệu mạnh trên thị trường, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh sản xuất chế biến chè theo hướng nâng cao chất lượng, nâng cao giá trị và an toàn sản phẩm.
Để thực hiện được các mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu cụ thể do Đại hội Đảng bộ tỉnh đặt ra đối với cây chè, UBND tỉnh đã chủ trương và tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp để đưa cây chè phát triển, đưa thương hiệu chè Thái vươn ra thị trường thế giới. Một trong những giải pháp đó là:
Tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan chức năng tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá về nhãn hiệu tập thể chè và các sản phẩm Trà trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các diễn đàn để mọi người dân và du khách trong nước và quốc tế biết về chè Thái Nguyên, Văn hòa trà Thái Nguyên.
Thái Nguyên đang tiếp tục thực hiện việc đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sản xuất chè an toàn trong sản xuất và chế biến. Tỉnh tiếp tục chuyển đổi cơ cấu giống chè, thay thế diện tích chè năng suất, chất lượng thấp bằng những giống chè mới có năng suất, chất lượng cao theo hướng: Tạo nguồn nguyên liệu sản xuất chè xanh chất lượng cao; hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến chè theo quy trình Viet Gap và tiêu chuẩn quốc tế .
Tỉnh Thái Nguyên sẽ duy trì, củng cố chế biến chè thủ công truyền thống, gắn với văn hóa, làng nghề sản xuất, chế biến chè. Tỉnh sẽ đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ mới trong khâu chế biến chè theo hướng công nghiệp hiện đại có quy mô phù hợp với sản xuất, chế biến chè ở tỉnh Thái Nguyên. Tỉnh sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tập trung cho khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo hướng chế biến sâu các sản phẩm Trà của tỉnh Thái Nguyên nhằm tăng tiêu thụ, tăng giá trị, gia tăng sản phẩm chè Thái Nguyên cho tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Sản phẩm Trà Thái Nguyên đã trở thành mặt hàng danh tiếng, được lưu truyền rộng rãi. Kết tinh những giá trị văn hóa truyền thống, giá trị sản phẩm và danh tiếng đã tạo ra thương hiệu mạnh cho sản phẩm Trà Thái Nguyên. Để bảo đảm sự phát triển bền vững cho thương hiệu Trà Thái Nguyên, biến thương hiệu thành một trong những giá trị cốt lõi của sản phẩm, Thái Nguyên đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của trà Thái Nguyên. Đối với tỉnh Thái Nguyên nói chung và trà Thái Nguyên nói riêng thì việc triển khai Đề án sẽ phục dựng, tạo lập và phát huy giá trị, nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo của tỉnh, giúp người dân có cuộc sống vật chất, tinh thần phong phú, văn minh, phát triển mạnh mẽ cây chè, phát triển thương hiệu Trà Thái Nguyên đồng thời tôn vinh các giá trị văn hóa Trà Việt tới đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế
Thái Nguyên đã sẵn sàng cho Festival Trà
Một trong những nội dung quan trọng của Đề án là việc định kỳ 2 năm một lần Thái Nguyên tổ chức Festival Trà Thái Nguyên. Trên cơ sở thành công của Festival trà Quốc tế Thái Nguyên-Việt Nam năm 2011, Thái Nguyên đang chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổ chức thành công Festival trà Thái Nguyên-Việt nam lần thứ hai năm 2013./.





Nguồn: thainguyen.gov.vn
Tác giả: Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên.

Chương trình hoạt động của Festival Trà Thái Nguyên Việt Nam lần thứ hai năm 2013

Festival Trà Thái Nguyên – Việt Nam lần thứ hai, năm 2013 được tổ chức từ ngày 9/11 đến ngày 11/11/2013 tại thành phố Thái Nguyên và Trung tâm tổ chức sự kiện Hồ Núi Cốc với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn.
Để độc giả nắm bắt được chi tiết lịch hoạt động của Festival, Cổng thông tin điện tử đăng tải toàn bộ chương trình hoạt động của các hoạt động nói trên.
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA FESTIVAL

Ngày
Giờ
Nội dung hoạt động
Địa điểm
Đơn vị chủ trì
06/11/2013
(Thứ 4)
8h00
Khai mạc triển lãm sinh vật cảnh
Đường Đội Cấn, TPTN
Hội sinh vật cảnh TP
07/11/2013
(Thứ 5)
19h30
Chợ quê, trưng bày sản phẩm Trà và sản phẩm văn hóa các dân tộc (07/11 – 11/11/2013)
Đường Hùng Vương, TPTN
- Sở Công Thương;
- Sở VHTT&DL
08/11/2013
(Thứ 6)
8h00
Lễ hội văn hóa Trà; Cuộc thi Búp chè vàng
(08/11 – 10/11/2013)
Sở Nông nghiệp và PTNT
Sở NN&PTNT
14h00
Triển lãm ảnh nghệ thuật (08/11 – 11/11/2013)
Công viên Sông Cầu
Sở VHTT&DL
15hh00
Khai mạc lễ hội Văn hóa trà và cắt băng khai trương con đường trà Việt
Đường Nguyễn Du, TPTN
Sở VHTT&DL
19h30
Carnaval Trà Thái Nguyên
Xuất phát tại Quảng trường 20/8, diễu hành đi một số trục đường chính
Sở VHTT&DL
19h30
Hội chợ thương mại triển lãm thành tựu kinh tế văn hóa và giao lưu văn hóa, thương mại các dân tộc tỉnh Thái Nguyên (08/11 – 13/11/2013)
Trung tâm Dịch vụ và Thi đấu thể thao tỉnh Thái Nguyên
Công ty CP tổ chức hội chợ và xúc tiến thương mại du lịch Thanh Xuân
20h00
Giao lưu và biểu diễn nghệ thuật “Trà Việt Nam – quá khứ, hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Sở VHTT&DL
09/11/2013
(Thứ bảy)
8h00
Lễ hội Văn hóa Trà: Trình diễn nghệ thuật pha trà, mời trà (09/11 – 10/11/2013)
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Sở VHTT&DL
8h00
Lễ hội Văn hóa Trà: Cuộc thi Bàn tay vàng (thi hái chè)
Xã Tân Cương, TPTN
Hội Nông dân tỉnh
13h00
Lễ hội Văn hóa Trà: Cuộc thi Bàn tay vàng (thi sao chè)
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hội Nông dân tỉnh
20h00
Khai mạc “Festival Trà Thái Nguyên – Việt Nam lần thứ hai, năm 2013”
Khu du lịch Hồ Núi Cốc
- Sở VHTT&DL; -
- Công ty Hàm Nghi
20h00
Lễ hội Văn hóa Trà: Chương trình nghệ thuật Rực rỡ hương sắc xứ Trà
Sân khấu Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Sở VHTT&DL
10/11/2013
(Chủ nhật)
7h30

Hội thi Thể dục dưỡng sinh tỉnh Thái Nguyên năm 2013
- Quảng trường 20/8
- Trung tâm TDTT
Sở VHTT&DL
Hội thảo về sản phẩm Trà và xúc tiến đầu tư phát triển ngành chè, xúc tiến du lịch
Thành phố Thái Nguyên
Sở Công Thương
8h00
Lễ hội Văn hóa Trà: Cuộc thi Bàn tay vàng (thi hái chè)
Xã Tân Cương, TPTN
Hội Nông dân tỉnh
13h00
Lễ hội Văn hóa Trà: Cuộc thi Bàn tay vàng (thi sao chè)
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hội Nông dân tỉnh
20h00
Lễ hội Văn hóa Trà: Chương trình “Đêm hội thưởng Trà”
Quảng trường 20/8
Sở VHTT&DL

20h00
Chung kết cuộc thi “Người đẹp xứ Trà”
Trung tâm Văn hóa tỉnh Thái Nguyên
Đài PTTH tỉnh
11/11/2013
(Thứ hai)
20h00
Bế mạc “Festival Trà Thái Nguyên – Việt Nam lần thứ hai, năm 2013
Khu du lịch Hồ Núi Cốc
- Sở VHTT&DL;
- Công ty Hàm Nghi

*Các tuyến du lịch phục vụ khách tham quan được tổ chức liên tục từ ngày 08/11/2013 đến 11/11/2013, cụ thể:
- Tuyến du lịch về nguồn: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam – Di tích Đền Đuổm – Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên;
- Tuyến du lịch sinh thái nghỉ dưỡng: Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam – Chùa Đán – Chùa Y Na – Vùng chè Tân Cương – Khu du lịch vùng Hồ Núi Cốc;
- Tuyến du lịch các vùng chè – Làng nghề: Mở rộng các tuyến du lịch gắn với việc thăm quan các di tích lịch sử: Chùa Hang (Đồng Hỷ), di tích Lưu Nhân Chú, di tích 27/7…với các vùng chè tiêu biểu tại địa phương: Vùng chè Trại Cài, La Bằng, Vô Tranh, Tức Tranh.
*Hội chợ Triển lãm công nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên lần thứ hai, năm 2013 sẽ diễn ra từ ngày 15/10 đến ngày 21/10/2013 tại Quảng trường 20/8 – thành phố Thái Nguyên
*Giải bóng đá sinh viên tỉnh Thái Nguyên được tổ chức từ ngày 22/10 đến ngày 03/11/2013 tại sân Vận động tỉnh Thái Nguyên.
*Đăng cai tổ chức Giải vô địch cờ tướng các đấu thủ mạnh toàn quốc 2013 từ ngày 04/11 đến ngày 12/11/2013 tại Khách sạn Hoàng Mấm – thành phố Thái Nguyên.


Nguồn: thainguyen.gov.vn
Tác giả: Phòng Biên tập Trị sự (tổng hợp)