Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Hướng dẫn mua hàng

Tạ Quang Hiếu ( 1988 ) 
Điện thoại : 0984.314.516
Yahoo : quanghieu.ptit
Email : chesach.net@gmail.com
Địa chỉ : Xóm 4 - Thị trấn Quân Chu - Đại Từ - Thái Nguyên

Hình Thức Thanh Toán

- Đối với khách hàng trong nội thành Hà Nội có thể thanh toán khi nhận hàng
- Đối với khách hàng ở các tỉnh khác vui lòng chuyển khoản cho em trước . Sau khi nhận được đơn đặt hàng và thông báo CK em sẽ gửi hàng theo xe khách hoặc dịch vụ CPN .

 
Hình Thức Vận Chuyển

- Miễn phí giao hàng tại Hà Nội với đơn hàng > 300k
- Miễn phí giao hàng toàn quốc với đơn hàng >500k
- Với đơn hàng dưới 300k quý khách vui lòng trả thêm 20k phí vận chuyển


Thông tin chuyển khoản
Chủ TK : Tạ Quang Hiếu
Số TK: 0301000302740 
Ngân hàng Vietcombank - Hoàn Kiếm

Chè sạch Hưng Nguyên - Món quà quê hương in đậm nét văn hóa Việt !
Website : http://chesach.net , http://chethai.net , http://chèsạchhưngnguyên.vn  
Blog : http://chexanhthainguyen.blogspot.com/
Facebook : http://facebook.com/chesach.net , http://facebook.com/chesachhungnguyen

Chè sạch Hưng Nguyên - Món quà quê hương in đậm nét văn hóa Việt !

Nói về chè Thái Nguyên thì ai cũng biết đó là loại chè gì ... Nhưng chè Thái Nguyên cũng có rất nhiều loại với đủ mọi giá thành từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn 1kg cũng có .

Em sống tại quê hương của chè nên
có thể cung cấp mọi loại chè ở các mức giá khác nhau với số lượng lớn . Tuy nhiên đđảm bảo chất lượng và thương hiệu em chỉ áp dụng bán lẻ đối với nhưng loại chè chất lượng tốt nhất do chính gia đình mình làm ra .

Chỉ áp dụng bán lẻ với những loại chè chất lượng nhất . Cụ thể như sau :

I : Chè Đặc Sản ( giống chè chất lượng cao )


Là những giống chè chất lượng cao được lấy giống từ Quảng Tây - Trung Quốc và trồng thử nghiệm tại một số xã của huyện Đại Từ - Thái Nguyên từ năm 2003 như Hùng Đình Bạch , Phúc Thọ Mười , Hoa Nhật Kim , Phúc Văn Tiên , Thiết Bảo Trà ....

Đóng gói hút chân không : 500g/gói
Giá bán lẻ : 300k/1kg


II : Chè Trung Du ( giống chè được trồng phổ biến tại Thái Nguyên )

Loại Ngon
Giá bán lẻ : 200k/1kg
Đóng gói hút chân không : 500g/gói




Mẫu bao bì mới nhất của Chè sạch Hưng Nguyên

Cách nhận biết và chọn chè ngon

Chè búp loại này cánh săn nhỏ và cong như cái móc câu, có mầu "mốc" đặc trưng. Khi pha, thả búp chè vào ấm sành sứ cứ nghe tiếng roong roong. Ðể một dúm chè trong lòng bàn tay hà hơi vào đã thấy mùi thơm ngầy ngậy nhai thử vài cánh chè cảm nhận được vị bùi, chát, ngọt đậm đà nhả bã lấy ngón tay cái và ngón trỏ bóp, vặn thử thấy nước và bã xanh rờn như chè tươi.
Cách nhận biết và chọn chè ngon

Chè Móc Câu

Chè búp loại này cánh săn nhỏ và cong như cái móc câu, có mầu "mốc" đặc trưng. Khi pha, thả búp chè vào ấm sành sứ cứ nghe tiếng roong roong. Ðể một dúm chè trong lòng bàn tay hà hơi vào đã thấy mùi thơm ngầy ngậy nhai thử vài cánh chè cảm nhận được vị bùi, chát, ngọt đậm đà nhả bã lấy ngón tay cái và ngón trỏ bóp, vặn thử thấy nước và bã xanh rờn như chè tươi.

Chè phải được hái từ tinh sương đến giữa Ngọ. Dụng cụ đựng chè phải bằng sọt tre, hái khoảng nửa giờ phải mang chè vào lán. Hái búp chè cũng phải đúng cách "một tôm hai lá, một cá hai chừa" để lấy được đúng phần ngon nhất của búp chè và tạo điều kiện cho lứa sau phát triển nhanh, nhiều búp hơn. Sau khi thu hái, chè búp tươi phải được tải trong bóng râm chừng 3 giờ đồng hồ rồi mới đem chế biến thì chè sẽ cho hương vị tuyệt hảo. Búp chè hái về phải chế biến ngay trong ngày theo đúng quy trình kỹ thuật truyền thống: Sao, vò, rồi lại sao mà phải làm liên tục, gọi là sao suốt. Qua bàn tay đảo búp chè cảm nhận độ nóng rồi điều chỉnh lửa thích hợp trong quá trình sao là bí quyết riêng của mỗi gia đình sản xuất chè để được chè ngon rồi sàng sảy phân loại chè cám, chè ban, chè búp lấy hương... rất nhọc nhằn, công phu.

Chè Shan Tuyết

Nguyên liệu : từ những búp Chè 1 tôm 2 lá non hái ở những cây Chè có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi, mọc ở độ cao từ 1300m đến 1500m so với mặt nước biển, quanh năm khí hậu mát, thường xuyên có mây mù và có tuyết về mùa đông. Cây Chè không được chăm bón, cây Chè sống được là nhờ Trời và Đất Là Sản phẩm sạch tự nhiên ngoài sự mong đợi của con người. Chè Shan tuyết cổ thụ núi cao nước có màu vàng ánh mật ong, nhìn vào độ tuyết của trà. Trà càng có nhiều tuyết thì cây Chè càng sống ở độ cao càng cao, và tuổi thọ càng lâu năm.

Chè Tà Xùa

Chè loại búp trắng cánh vàng, xuất xứ từ xã Tà Xùa (vùng cao Bắc Yên, Sơn La). Nước chè có mầu nâu sẫm, mang vị đắng chát khi mới nhấp nhưng lại ngọt dần trong cổ họng, tạo hương vị lạ cho người thưởng trà.

Trà Oolong

Trà Oolong thuộc họ chè hương (Theaceae) có nguồn gốc Trung Quốc, gồm nhiều loại nhưng chỉ có 10 loại là được xếp vào hàng thượng phẩm “Thập đại danh trà”. Trong thời kì phong kiến có tên là “ Diệp long ngự trà” có nghĩa là “lá rồng để vua dùng”. Người Trung Quốc đã biết uống trà Oolong từ 2500 năm trước công nguyên, sau đó du nhập và phát triển cực thịnh ở Đài Loan rồi trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Giống trà cao cấp này chỉ phù hợp với vùng cao nguyên có khí hậu ôn đới, đồng thời đòi hỏi một quy trình công nghệ sạch từ khâu chăm sóc đến chế biến. Trà Oolong được trồng theo phương pháp nhân giống vô tính, do đó đời sống chỉ kéo dài 14 – 15 năm, thời gian phát triển sung mãn nhất từ năm thứ 3 trở đi đến năm thứ 10. Tuổi trà càng cao chất lượng càng tốt, đặc biệt nhờ chăm sóc theo hướng Hữu Cơ – An Toàn, không những chất lượng càng ngon mà còn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để phục vụ cho sức khoẻ con người đặc biệt là lượng Polyphenol phong phú trong trà là nguồn lợi vô hạn cho sức khoẻ và sắc đẹp con người.

Hội thảo chè quốc tế : Bay xa hương trà Thái Nguyên

Với chủ đề “Bay xa hương Trà Thái Nguyên”, ngày 13/11, tại TP. Thái Nguyên, Hội thảo Quốc tế chè Thái Nguyên, Việt Nam năm 2011 đã được tổ chức với sự tham dự của đại diện Ủy ban Chè Thế giới, Ủy ban Chè Châu Âu, Hiệp hội chè Đài Loan, Malaysia, Hiệp hội Chè Quảng Đông (Trung Quốc), Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội Chè Việt Nam; nhiều nhà khoa học cùng các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè đến từ 17 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Các đại biểu dự hội thảo đã tập trung đánh giá, thảo luận về thực trạng và giải pháp phát triển cây chè, sản phẩm trà của Thái Nguyên nói riêng, của Việt Nam nói chung cũng kinh nghiệm trồng, chế biến và kinh doanh của một số nước trên thế giới, hướng hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong trồng, chế biến và xuất nhập khẩu chè... Theo báo cáo, hiện Việt Nam có 35 tỉnh, thành phố trồng chè với tổng cộng gần 132.000 ha chè với sản lượng đạt trên 165 ngàn tấn chè khô, xuất khẩu đạt trên 133 triệu USD/năm, giải quyết việc làm cho khoảng 400.000 hộ sản xuất. Một số vùng chè chất lượng cao đã được hình thành như Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng)... Tuy nhiên, giá bán của chè Việt Nam thấp, chỉ bằng 60 - 70% thế giới do sản phẩm chè Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại, mẫu mã chưa hấp dẫn… Riêng Thái Nguyên là tỉnh có diện tích chè lớn thứ 2 cả nước (sau Lâm Đồng) với gần 18.000 ha chè, năng suất chè búp tươi bình quân đạt gần 100 tạ/ha, sản lượng gần 200.000 tấn/năm. Việc chế biến chè ở Thái Nguyên chủ yếu vẫn theo phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm trà chủ yếu tiêu dùng nội địa, lượng chè xuất khẩu chiếm tỷ lệ thấp, giá trị xuất khẩu không cao.
Các đại biểu dự hội thảo bước đầu đã đề ra một số giải pháp phát triển cây chè Thái Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung trong đó có việc tuân thủ nghiêm ngặt khâu tuyển chọn giống và sản xuất, chế biến chè theo đúng quy trình sản xuất chè an toàn; chú trọng xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường ngoài nước… Kết thúc hội thảo, một số doanh nghiệp trong và ngoài nước đã ký kết văn bản hợp tác đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè, mở ra hướng hợp tác lâu dài.

Phát huy thương hiệu cây chè Thái Nguyên

Hiện nay, Thái Nguyên có diện tích đất trồng chè lớn thứ 2 cả nước (17.660ha). Cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè.



Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Đặng Viết Thuần



Do thiên nhiên ưu đãi về đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu nên nguyên liệu chè búp tươi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất cao. Tiềm năng phát triển cây chè ở Thái Nguyên cần được phát triển và khai thác một cách hiệu quả, việc này không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho tỉnh mà còn góp phần xây dựng thương hiệu chè Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ đã có cuộc phỏng vấn ông Đặng Viết Thuần, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên – Trưởng ban tổ chức Liên hoan trà quốc tế lần thứ nhất, Thái Nguyên – Việt Nam 2011 về những vấn đề liên quan đến cây chè của vùng đất này .






Tập trung nâng cao chất lượng



Thưa ông, Thái Nguyên vốn nổi tiếng là vùng đất có chè ngon và diện tích trồng chè lớn. Cây chè giữ vị trí như thế nào trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh?

Ông Đặng Viết Thuần: Cây chè rất thích hợp với vùng đất đồi, đất trung du của tỉnh. Tôi thấy 1 ha chè giờ có giá trị vào khoảng 70 - 100 triệu đồng. Cây chè được xác định không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn là cây trồng mũi nhọn, làm giàu cho người dân trong tỉnh.
Trong chiến lược phát triển cây chè, Thái Nguyên quan tâm đến cả về diện tích, cả về năng xuất, chất lượng. Trong việc đảm bảo chất lượng, chúng tôi tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn chè sạch có chất lượng cao (tiêu chuẩn VietGAP) như thay đổi giống, đầu tư về kỹ thuật, thâm canh năng suất, mở rộng chế biến công nghiệp. Điều đó nhằm thúc đẩy thị trường tiêu thụ trong nước, đưa cây chè trở thành cây công nghiệp, cây làm giàu cho nhân dân các dân tộc của tỉnh Thái Nguyên.


Thưa ông, trong chiến lược phát triển chè, tỉnh đã có biện pháp gì để hỗ trợ người nông dân?

Ông Đặng Viết Thuần: Chúng tôi hiện đang thực hiện cơ chế mỗi năm trồng mới và trồng lại 1.000ha. Trong việc trồng mới và trồng lại, bà con nông dân sẽ được hỗ trợ kinh phí và giống.
Ngoài ra, chúng tôi cũng tiếp tục thực hiện đề án phát triển cây chè và sẽ tổ chức quy hoạch phát triển chè chung cho toàn tỉnh, có hỗ trợ kinh phí quy hoạch chè cho từng huyện. Chúng tôi có cơ chế khuyến nông, khuyến công như tuyển dụng 40 cán bộ khuyến nông để phổ biến kỹ thuật cho người dân trồng chè; bố trí, hỗ trợ thêm cho người nông dân các loại máy móc trong khâu thu hoạch và chế biến chè nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.


Xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm





Vùng chè Tân Cương



Bên cạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, theo ông, cần tập trung những vấn đề gì nhằm phát huy giá trị thương mại của cây chè? Ông Đặng Viết Thuần: Trà là sản phẩm, là thứ đồ uống mà chúng ta sử dụng hàng ngày và trà được bạn bè quốc tế ưa thích nhưng dường như chúng ta chưa có nhiều hoạt động quảng bá và tôn vinh xứng đáng.
Liên hoan Trà được tổ chức tại Thái Nguyên lần này là dịp để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trà Việt Nam nói chung và Trà Thái Nguyên nói riêng với du khách trong nước và quốc tế. Đây còn là dịp giới thiệu văn hóa trà của người Việt Nam, tạo sự hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư xúc tiến các hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, đặc biệt là phát triển sản xuất cây chè, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trà.


Đến thời điểm này, tỉnh đã triển khai những giải pháp gì để xây dựng, phát huy thương hiệu chè Thái Nguyên?
Ông Đặng Viết Thuần: Tính tới thời điểm này, chúng tôi có thương hiệu trà Tân Cương đã đăng ký chỉ dẫn địa lý và cũng đã có nhãn hiệu chè tập thể đối với toàn bộ chè Thái Nguyên. Theo tôi, để bảo vệ những nhãn hiệu này trên toàn thế giới, điều cần thiết ngay lúc này là báo cáo với Tỉnh ủy, HĐND và UBND để bố trí một khoản ngân sách phù hợp thực hiện việc bảo hộ thương hiệu và phải coi đây là việc cấp bách cho sự phát triển cây chè của tỉnh hiện nay và lâu dài.
Ngoài ra, thương hiệu chè không phải chỉ riêng của Thái Nguyên mà còn là thương hiệu quốc gia nên tôi cũng đề nghị các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn các thủ tục đăng ký bảo hộ. Còn phía tỉnh, chúng tôi sẽ hết sức nỗ lực để xây dựng thương hiệu cho chính mình. Có như vậy, các thương hiệu trà của Việt Nam mới đứng vững trên thị trương trong nước và quốc tế.
Xin cảm ơn ông!

Cây chè Việt đi thi... nhan sắc

Theo quy định của Ban tổ chức, mỗi đội chỉ được chọn một cây chè đẹp nhất để tham gia hội thi. Tiêu chí của cuộc thi là cây chè phải có dáng tự nhiên, cổ thụ, tán lá rộng và chất lượng trà tốt.



Đây là chủ đề của Hội thi cây chè đẹp, mở màn cho các hoạt động của Liên hoan Trà quốc tế Thái Nguyên lần thứ nhất (Festival tra Thainguyen-Vietnam 2011) diễn ra từ ngày 9 - 15.11, tại TP.Thái Nguyên.

Chè Việt đi thi


Từ sáng sớm ngày 9.11, khu vực Bảo tàng Các dân tộc Việt Nam (TP.Thái Nguyên) đã rực rỡ cờ, hoa, băng rôn, cùng tiếng loa và trống chiêng vang dội. 16 đội dự thi cùng 16 cây chè đẹp, đến từ 5 tỉnh: Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ và Hà Giang (trong đó đội chủ nhà Thái Nguyên có 12 đội) đã tề tựu đông đủ, chờ đến giờ khởi tranh ngôi vị.



Cây chè Trung Du (52 năm tuổi) của đội huyện Đại Từ (Thái Nguyên) giành Giải Vàng.

Phần vì đường sá xa xôi, phần vì háo hức, nhiều đơn vị đã mang cây chè đẹp của mình xuống từ hai hôm trước, vừa để "thăm dò" đối phương, vừa có thời gian để hoàn thành việc “trang điểm” cho cây chè của mình thật lộng lẫy. Mỗi đội đều chọn cho mình cách trang trí cây chè riêng sao cho đẹp, ấn tượng nhất.
Theo quy định của Ban tổ chức, mỗi đội chỉ được chọn một cây chè đẹp nhất để tham gia hội thi. Tiêu chí của cuộc thi là cây chè phải có dáng tự nhiên, cổ thụ, tán lá rộng và chất lượng trà tốt… 16 cây chè là 16 dáng thế, kích cỡ khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là lạ và đẹp.
Chuẩn bị đến "giờ G", các đội càng háo hức, hồi hộp. Tranh thủ tút lại "nhan sắc" cây chè của mình lần cuối, anh Nguyễn Đình Thông đội Đại Từ (Thái Nguyên) nói: "Đội xuống từ hôm qua nhưng buổi tối anh em vẫn tập lại kịch bản cho kỹ. Vừa vui, vừa lo nên chẳng ai ngủ được".


Đúng 8 giờ 30, một đoàn xe chở các cây chè đẹp từ từ tiến qua lễ đài, giữa những tràng pháo tay vang dội cùng những lời khen suýt xoa của khán giả, khiến không khí hội thi "nóng" hơn.


Mỗi cây chè đều mang một vẻ đẹp, thế mạnh riêng, khiến Ban giám khảo khá đau đầu để chọn ra cây chè đẹp nhất. Một thành viên Ban giám khảo chia sẻ. "Chúng tôi rất ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những cây chè mà các đội đem về dự thi. Vì đều “một chín, một mười” nên chúng tôi phải dựa vào đặc điểm nổi trội để xác định cây chè đẹp nhất để trao Giải Vàng".


Ấn tượng “nhan sắc” chè


Bằng các thể loại như sân khấu hóa, kịch... các đội đã khéo léo giới thiệu được đặc điểm cây chè, cũng như thế mạnh và các sản phẩm chè đặc sắc của địa phương mình tại hội thi. Với hình thức sân khấu hóa, đội Yên Bái đã kể lại câu chuyện về nguồn gốc của cây chè San Tuyết cổ thụ Suối Giàng.
Nói về kịch bản của mình, anh Đỗ Thanh Tùng - Phó đoàn cho biết: "Chúng tôi chỉ có 4 ngày tập luyện, nhưng các diễn viên nông dân đã thể hiện khá sát với kịch bản, nên đội đã đoạt Giải Nhất".


Còn đội Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đem đến hội thi màn giới thiệu về các giống chè cho năng suất, chất lượng cao như PH1, bạch hạc… và nói về quá trình chăm sóc, sản xuất chè, cũng như cách pha chế chè để có được một ấm chè ngon, hội tụ đủ 8 vị "hương đất, mật trời".
Màn sân khấu hóa, theo kịch "Ngọc Hoàng, Táo Quân", đội huyện Đại Từ đã tạo được tiếng cười với sự đối đáp thông minh của Táo để giới thiệu về Đại Từ - vùng chè lớn nhất Thái Nguyên.


Vừa từ sân khấu bước xuống với vai diễn Ngọc Hoàng khá thành công, anh Nguyễn Văn Vân vui vẻ nói: "Lần đầu tiên lên sân khấu nên cũng hơi run, nhưng khi được khán giả cổ vũ, mình đã lấy lại bình tĩnh và cứ thế diễn. Đây là cơ hội tốt nhất để giới thiệu về cây chè, cũng như các sản phẩm của Đại Từ đến với bạn bè quốc tế, nên anh em đều rất cố gắng". Và cây chè đẹp của Đại Từ đã giành được Giải Vàng của hội thi.
Hỏi về bí quyết để chọn cây chè đẹp dự thi, anh Vân chia sẻ: "Chúng tôi đã chọn lọc ra một đại diện từ hàng vạn cây chè của địa phương. Đó là cây chè Trung Du (52 tuổi). Nó hội tụ đủ các yếu tố như: Tán rộng, dáng khỏe, lá xanh, búp mập đều. Vì cây chè dễ chết, nên việc tách bầu rất khó khăn, chúng tôi phải xén đất từng góc một và sau 2 tháng mới tách lên chậu được...”.

Carnaval - Lễ hội văn hóa Trà Thái Nguyên

Nằm trong chuỗi các hoạt động Liên hoan trà Quốc tế lấn thứ nhất Thái Nguyên-Việt Nam 2011, Carnaval "Trà Thái trong tâm hồn người Việt" và lễ hội văn hóa trà với chủ đề "Trà - tinh hoa trời đất bốn phương" vừa diễn ra tại trung tâm thành phố Thái Nguyên.


Mở đầu cho chương trình Carnaval là các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, sôi động do các các ca sỹ, vũ đoàn chuyên nghiệp thể hiện cùng sự trình diễn của Đoàn nghệ thuật cung đình Huế.

Trên nền nhạc sôi động, náo nhiệt, các đoàn diễu hành Carnaval với sự tham gia biểu diễn của gần 2.000 diễn viên chuyên và không chuyên chia thành 13 khối đã lần lượt có các màn trình diễn đầy sôi động khi qua sân khấu chính tại Quảng trường 20/8 và trục đường Đội Cấn, thu hút hàng nghìn người dân, du khách theo dõi và cổ vũ.




Cùng với các màn diễu hành, biểu diễn, tung hứng của các diễn viên, nghệ nhân còn có 20 xe mô hình, xe hoa cổ động về Liên hoan trà quốc tế lần thứ nhất được thiết kế theo nhiều chủ đề khác nhau đem lại một không khí ngày hội thực sự trước thời điểm chính thức khai mạc liên hoan.

Lễ hội "Trà - tinh hoa trời đất bốn phương", cùng với phần giới thiệu về nguồn gốc cây chè trên thế giới và tại Việt Nam, nghề làm chè, nét đẹp văn hoá trà ở Việt Nam cũng như ở Thái Nguyên, du khách thập phương vừa thưởng trà vừa được xem trình diễn các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc có nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, những vùng chè, người làm chè, hương vị chè Thái... do các nghệ sĩ, diễn viên của tỉnh Thái Nguyên và Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc thể hiện.





Bên cạnh đó, du khách thưởng thức những nét đặc trưng của các lễ hội dân tộc đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc như: lễ hội cầu mùa của dân tộc Sán Dìu, cầu phúc của dân tộc Dao... cùng các điệu dân ca, dân vũ đặc trưng của dân tộc Mông, Lô Lô, Pà Thẻn.

Trước đó, Ban tổ chức Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên-Việt Nam 2011 cũng đã chính thức khai trương con đường "Huyền thoại trà " trên phố Nguyễn Du - trung tâm thành phố Thái Nguyên với nhiều gian trưng bày sản phẩm trà, văn hóa trà độc đáo của các vùng, miền sản xuất trà trong cả nước.

Trà Thái Nguyên trong lòng dân Việt

Từ cả trăm năm nay, giữa mưa, nắng và bao những dời đổi của xã hội, cây chè vẫn trẻ trung, chắt gạn từ lòng đất vị tinh tuý chát như nước mắt và ngọt như lời của tình yêu đôi lứa để hiến dâng cho con người.


Doanh nghiệp hưởng ứng Liên hoan trà. Ảnh Vũ Đồng
Ví như khúc tâm giao cuộc đời, ở bất cứ nơi nào khi ai đó nói đến Thái Nguyên, bao giờ cũng nhắc kèm đến chè. Người Việt Nam khi đi lễ chùa, khởi tâm sắm lễ thường không quên có ấm chè, với tâm niệm dâng kính chư Phật những gì lòng mình quý trọng. Ấm chè được chọn mua là chè móc câu của vùng đất Thái Nguyên, dậy mùi hương nồng nàn. Loại chè khi mới pha, mở nắp ấm thì kẻ sĩ dùng dằng chẳng muốn bước.

Nếu người Trung Hoa tự hào có các vùng chè nổi tiếng ở Hồ Nam, Hồ Bắc, Chiết Giang... thì người Việt Nam tự hào có vùng chè Lâm Đồng, Yên Bái, Phú Thọ... Nhưng ngon nhất, nổi tiếng nhất vẫn là chè Thái Nguyên. Hiện, toàn tỉnh có hơn 17.660ha chè, trong đó có hơn 16.300ha cho thu hoạch, với năng suất ổn định 107 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 174.772 tấn/năm, tương đương gần 35.000 tấn chè búp khô. Chè Thái Nguyên hiện có 3 hình thức sản xuất là chế biến chè xanh thủ công, chế biến công nghiệp và chế biến công nghệ cao. Hiện, chè Thái Nguyên vẫn chủ yếu phục vụ người tiêu dùng trong nước, nên số lượng chè được xuất bán ra nước ngoài chưa đáng kể, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 6.600 tấn chè búp khô xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ là Pa-ki-xtan, Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Anh và Nhật Bản. Người Việt Nam, thú uống trà ngấm vào máu thịt, nên dù ở chân trời, góc bể nào, hễ bạn bè gặp nhau là có ấm trà để khơi nguồn câu chuyện. Mà được thứ trà xanh Thái Nguyên mới được coi là thượng hạng. Dù là chè ở vùng Minh Lập (Đồng Hỷ), Phúc Thuận (Phổ Yên), La Bằng (Đại Từ) hay chè được sao suốt ở các xã vùng chè Tân Cương (T.P Thái Nguyên), đều được gọi chung bằng hai từ: “chè Thái”.

Nhờ hợp thổ nhưỡng, lại có nước tưới từ các dòng sông Cầu, sông Công và dải núi Thằn Lằn (Tam Đảo) chắn ánh xế ban chiều, nên cây chè ở Thái Nguyên sinh trưởng tốt, cho hàm lượng ta lanh cao, đặc biệt là vị ngọt hậu thoảng vị cốm thơm lan toả, quyến rũ. Vì thế chè Thái Nguyên được mọi người trên khắp dặm dài đất nước ví cùng những gì đẹp nhất. Truyền tụng rồi thành câu cửa miệng có vần điệu: “Chè Thái, gái Tuyên”. Sơn nữ miền gái đẹp Tuyên Quang mảnh mai, yểu điệu thục nữ với tà áo dài bay lướt giữa cuộc đời trần tục. Chè Thái Nguyên lại đậm đà hương vị của rừng núi, có vị chát của nắng và vị ngọt hậu của tình nghĩa con người, nên những ai sành ẩm đều có cảm mến với hương chè Thái Nguyên. Là người Việt Nam, công việc quanh năm bộn bề, nhưng bận đến đâu chăng nữa thì khi Xuân về, Tết đến nhà ai chẳng có ấm chè dâng cúng tổ tiên. Rồi mừng tuổi cha mẹ, dạm hỏi, cưới gả hoặc như đến nhà ân nhân thăm nom, ấm trà Thái Nguyên làm tăng thêm lịch lãm cho người biếu tặng.

Trà Thái Nguyên lặng lẽ đi vào tâm tưởng mỗi người dân đất Việt. Và theo bánh con tàu quay, chè Thái Nguyên đến với người tiêu dùng miền Nam, lên vùng Tây Nguyên đất đỏ, về các miền biển theo từng đoàn tàu ra khơi đánh cá. Ấm trà Thái có trong câu chuyện giữa những người lính canh giữ chốt biên cương. Ngoài hải đảo bốn bề biển bạc, ấm trà Thái Nguyên làm ấm lòng người chiến sĩ canh giữ biển trời. Để thoả lòng nhớ về nơi chôn rau cắt rốn, chè Thái Nguyên vượt qua trùng trùng hải lý đến với những người con xa Tổ quốc. Ở nơi xứ tuyết trời Âu, chén trà nóng làm đằm lại nỗi lòng khắc khoải trong mỗi trái tim biết yêu thương. Biết rằng, không chỉ Thái Nguyên mới có chè, mà ở nhiều vùng quê, nhiều mảnh đất trên địa cầu con người sinh sống nhờ cây chè. Khoảng 40 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới có chè xuất khẩu, chủ yếu là các sản phẩm chè xanh, chè đen và mẫu mã chắc chắn phải có tới vài trăm loại. Mỗi loại chè lại có hương vị riêng, song mỗi dân tộc trên thế giới, cách uống trà cũng do nền tảng văn hoá của mỗi tộc người, mỗi quốc gia chi phối. Ví như Người Nhật Bản có Trà đạo. Người Trung Quốc có Trà Kinh. Người Nga giản đơn hơn, uống trà cốt giữ ấm cơ thể. Người Morocco (châu Phi) uống trà để cầm chân khách. Người Mỹ uống trà ướp thêm các loại hoa... Còn người Việt Nam, trà như người bạn tri âm, tri kỷ. Trà dùng trong đại tiệc liên quan đến đại sự quốc gia, cho người độc ẩm mưu lược chuyện đời, cho kẻ nhàn tản với cốc trà đá bên lề phố...

Nhẩn nha thưởng trà, xuýt xoa, lòng cao hứng nghĩ xưa các cụ ẩm trà, nẩy Kiều, tự bảo: Đất nước mình sông dài, biển rộng, nhiều nơi có cây chè nuôi sống con người, nhưng “Trăm năm trong cõi người ta”, không ít người Việt thường muốn bầu bạn với ấm trà Thái Nguyên chính hiệu.

Văn hóa trà Việt Nam

Trà được coi là một thức uống không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, không những có lợi cho sức khỏe mà còn là nghi thức giao tiếp giữa con người với con người, là thú vui tinh thần khi ngồi yên lặng nhâm nhi chén trà, ngẫm nghĩ về cuộc sống nhân sinh.


Doanh nhân hướng tới trà, thưởng thức trà cũng không nằm ngoài mục đích đó. Sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi với những cuộc họp kéo dài, vô số những bản hợp đồng, giấy tờ công văn ngổn ngang... thì những giây phút hiếm hoi thư giãn bên tách trà cùng gia đình, cùng bạn bè thân thích quả là một điều đáng quý. Vậy họ đã thật sự hiểu về nét văn hóa trà Việt hay chưa? Bài viết sau đây sẽ là cái nhìn khái quát về văn hóa trà Việt Nam.
Bản sắc văn hóa trà Việt


Trà là quốc thủy của người Việt, là tinh chất của nền văn minh lúa nước, trà đi vào tâm hồn Việt một cách tự nhiên, tĩnh lặng. Văn hóa trà Việt không chỉ thể hiện là một thứ thức uống phổ biến trong đời sống sinh hoạt của người dân mà còn trở thành phong tục tập quán, là thú vui thanh cao của người Việt.

Từ rất lâu rồi người Việt đã có tục pha trà với nước sôi hãm nóng để uống. Trà hiện diện khắp nơi, từ mảnh vườn sau nhà ở đồng bằng, làm bạn với cây cọ Trung du, hay mọc thành rừng cổ thụ hàng vạn cây ở miền núi. Người Việt dù ở tầng lớp nào, là người miền xuôi hay miền ngược, từ thành thị đến nông thôn cũng đều coi trọng nét văn hóa trà Việt.

Trong những dịp lễ tết, lễ ma chay, cưới hỏi, trà là thứ không thể thiếu. Trà xuất hiện trên ban gia tiên của mỗi gia đình, trên mâm lễ hỏi của nhà trai sang nhà gái, trà dùng để mời khách khứa, họ hàng hai bên... Vui cũng trà, mà buồn cũng trà.
Cách thưởng thức trà ướp hương với trà sen, nhài ngâu sói, cúc, thủy tiên, lan...vừa thể hiện được sự sang trọng, lịch lãm, vừa thể hiện sự giao hòa giữa thiên nhiên, cỏ cây hoa lá và con người.
Người Việt thưởng thức trà theo từng ngụm nhỏ để thưởng thức hết cái thơm ngọt của trà và cảm nhận hơi ấm của chén trà đủ nóng bàn tay khi mùa đông lạnh giá. Uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để dốc bầu tâm sự. Chính những cách thể hiện này tạo nên nét văn hóa, sự thanh cao, tình tri âm, tri kỷ giữa người với người. Uống trà đôi khi còn là sự độc thoại với nội tâm, là sự xét đoán tâm lý người đối thoại, là tìm đến sự tỉnh táo, tĩnh tâm, xua tan mọi phiền muộn bon chen...

Cách dùng trà thể hiện nét văn hóa của người Việt

Người Việt dùng trà dù theo cách truyền thống nào: từ độc ẩm, đối ẩm hay quần ẩm đều làm toát lên cái nét văn hóa thuần chất của người Việt. Người xưa có câu: "Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh", đó chính là cái thú "thưởng" trà thực thụ.
"Nhất thủy": để có một ấm trà ngon, trước tiên phải chú ý đến nước. Nước dùng pha trà thường phải là thứ nước mưa được hứng giữa trời, hay từ các nguồn suối tự nhiên, cầu kỳ hơn nữa là thứ sương đọng trên lá sen mà người đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sớm mai. Thứ nước tinh khiết đó khi đun cũng không được phép mất độ thanh tịnh để không làm ảnh hưởng đến hương vị của trà.

"Nhì trà": đứng thứ hai sau nước là cách chọn trà: tùy theo sở thích mỗi người, có người thích dùng trà nguyên, hay chính là "trà mộc" cánh trà sao quăn giống hình móc câu, cánh tròn, trôi tay, có mốc trắng như mốc cây cau. Trà này được pha ở nhiệt độ 80oC, hay 165 - 170 độ F. Người thì lại thích thưởng thức trà hương: là loại trà được ướp hương từ các loài hoa: hoa sen, cúc, nhài, sói, ngâu; nước pha trà tẩm hương phải có độ sôi ở 200 - 205 độ F.

Tiếp đến là dụng cụ pha trà gồm chén trà và bình trà, "tam bôi, tứ bình": một bộ đồ trà thường có bốn chén quân, một chén tống để chuyên trà; chén thường là loại chén dạng hạt mít (mắt trâu). Bình cũng có bình chuyên và bình tống. Tùy theo lối uống "độc ẩm", "song ẩm", "tứ ẩm" hay "quần ẩm" mà có những loại bình tương ứng. Trước khi pha trà phải dùng nước sôi để tráng sơ chén và bình.

Và cuối cùng, "ngũ quần anh" chính là "bạn trà". Tìm "bạn trà" còn khó tìm hơn "bạn rượu". Vì bạn trà là người bạn tri âm, cùng nhau thưởng trà, ngâm thơ, bộc bạch nỗi niềm, hay bàn chuyện gia đình, xã hội, nhân tình thế thái để cảm thấy trong trà có cả hương vị của đất trời, cỏ cây.
Khi thưởng thức trà có thể dùng các đồ ăn nhẹ kèm với trà : kẹo lạc, kẹo vừng thanh, kẹo cu đơ, bánh cốm, bánh đậu xanh.

Hướng dẫn pha trà

Trước khi pha trà, Trà Nô chuẩn bị nước và trà cụ thật chu đáo.

- Nước: Đun nước trong nôì đồng cho sôi già, rồi làm nhỏ bếp, để giữ nước sôi nhẹ trong nồi.


- Trà cụ: Trà nô chuẩn bị sẵn sàng những trà cụ cần thiết, bao gồm: trà, mứt hoặc bánh ngọt, khăn pha trà chính, thẻ xúc trà, muỗng dừa nhỏ để làm sạch trà cụ, và một số chén trà dự trữ. Tất cả những trà cụ ấy được xếp ngay ngắn trong một khay tre.


Sau khi đã chuẩn bị xong mọi việc, Trà Nô ngồi tĩnh lặng cùng hơi thở nhẹ nhàng, ngắm nhìn trà cụ để thưởng ngoạn niềm thích thú và vẻ đẹp từ những vật thể nhỏ bé và mộc mạc đó. Thật an nhiên và bắt đầu pha trà.


PHA TRÀ

Gồm 3 bước:


1. Làm nóng ấm chén và đánh thức trà
- Dùng gáo múc nước sôi từ nồi đồng vào ấm trà. Để làm nóng đủ 4 chén và 1 chuyên trà, cần khoảng 1/2 ấm nước sôi.
- Xoay ấm, rót nước nóng vào các chén và chuyên trà. Đây là bước để làm nóng trà cụ trước khi pha trà.

Lưu ý: Rót nước để làm nóng chén trà nên rót gần đầy chén, để làm nóng chén tốt hơn. Sau khi đã rót nước vào các chén, tất cả lượng nước còn lại rót hết vào chuyên trà.



- Dùng thẻ xúc trà xúc vừa đủ trà từ hũ vào ấm trà.


Lưu ý: Lượng trà cho vào ấm cũng tuỳ thuộc vào mỗi vùng miền, cũng như sở thích uống trà của mỗi người khác nhau. Nhìn chung, người miền Bắc thường uống trà đậm hơn người miền Nam. Nam giới uống đậm hơn nữ giới. Người nghiện trà uống đậm hơn người chưa uống quen.


Thường thì lượng trà trung bình cho 100ml nước là 4g. Cụ thể hơn cho các cách uống trà là: độc ẩm (1 người uống): 2-3 gram cho 1 ấm. Đối ẩm (2 người): 4-5 gram cho 1 ấm. Còn với 4 người uống thì cần 6-7 gram trà. Cho 8 người thì lượng trà gấp đôi.
Ước lượng trà cho đúng, cho vừa là một việc đòi hỏi kinh nghiệm, sự nhạy cảm và cảem xúc của người pha trà.

- Đổ nước xấp mặt trà, xoay ấm trên tay, sau đó rót hết nước ra bồn trà. Thao tác này đánh thức các sợi trà để trà pha được dậy hương và ngon hơn.


2. Pha trà
- Rót nước vừa đủ cho 4 chén trà vào ấm, đậy nắp ấm lại và đổ một gáo nước sôi lên nắp ấm.

Lưu ý: Việc đổ nước sôi lên nắp ấm có tác dụng làm nóng ấm từ phía bên ngoài, đồng thời sẽ tạo thành một dzoăng nước che kín phần mép của nắp ấm, làm cho trà không bị mất hương và mau ra trà.



- Đợi khoảng 1 phút cho trà chín.
- Trong khi đợi trà chín, tráng nước các chén và chuyên trà.


3. Mời trà
- Xoay ấm trà nhẹ nhàng trên tay, sau đó rót tất cả nước trà vào chuyên trà.


Lưu ý: vì phần nước trà ở vòi ấm và miệng ấm sẽ nhạt hơn rất nhiều so với nước trà ở đáy ấm, nếu rót ngay ra các chén thì chén đầu tiên sẽ rất nhạt, và chén cuối cùng sẽ rất đậm. Chính vì vậy rót trà vào chuyên là để trà được đảo đều, khi rót ra các chén thì độ đậm nhạt như nhau.
Rót trà ra chuyên cũng có tác dụng để giảm nhiệt độ nước xuống vừa uống và để gạn được các sợi trà còn sót lại.

- Rót trà từ chuyên vào các chén trà tuần tự.

- Mời trà bằng hai tay cùng một nụ cười thân thiện.


Lưu ý: Khi mời trà phải mời bằng hai tay để thể hiện sự trân trọng. Khi mời trà có thể hơi cúi đầu xuống. Chú ý là đối với các bộ chén có hoa văn đẹp, đặc biệt là chỉ có một hoa văn duy nhất, người mời trà nên xoay nhẹ phần hoa văn đó hướng về phía người được mời để thể hiện sự tôn kính.
Người nhận trà cũng nên dùng 2 tay để nhận trà. Chén trà được đặt trong lòng bàn tay để có thể cảm nhận được hơi ấm từ chén trà. Đây cũng là một cách để kích thích các mạch máu và dây thần kinh ở bàn tay, làm tăng tuần hoàn máu và làm con người tỉnh táo, thư giãn.

7 mẹo uống chè xanh đúng cách


Các chất trong chè xanh có tác dụng lợi tiểu, giúp máu lưu thông trong cơ thể được tốt hơn, từ đó có tác dụng ngăn chặn xơ vữa động mạch – nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, uống chè xanh cũng phải đúng cách, nếu không sẽ dẫn đến một số hậu quả không mong muốn. Sau đây là những lưu ý cần thiết khi bạn sử dụng chè xanh.

1. Không uống chè xanh quá nóng

Khi uống chè xanh quá nóng trên 60 độ C sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến đau loét dạ dày. Dùmột ấm chè xanh ngon phải được ủ từ nước đun thật sôi, nhưng nhiệt độ lý tưởng để bạn uống chè xanh khoảng 45 – 50 độ C là vừa.

2. Không uống chè xanh vào lúc đói

Chè xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi. Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống chè xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu mà chúng ta thường gọi là “say chè”.


3. Không uống ngay sau bữa ăn

Trong chè xanh có chứa tanin, nếu sau khi ăn uống chè xanh thì chất sắt và protein trong thức ăn sẽ kết hợp với chất tanin, từ đó làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Được biết, chất tanin có tác dụng “khử” chất sắt, vì thế cơ thể sẽ hạn chế hấp thu chất sắt. Tốt nhất là hãy chờ khoảng 15 – 20 phút sau khi ăn rồi mới uống.

4. Không uống vào buổi tối trước khi đi ngủ

Nước chè xanh chứa hàm lượng cafein khá cao, khi uống vào gây kích thích thần kinh, làm cho thần kinh hưng phấn, từ đó gây khó ngủ. Vì thế, vào buổi tối, nên uống chè xanh trước giờ đi ngủ từ 1 đến 2 giờ.

5. Không uống nước chè xanh để qua đêm

Lý do, khi để lâu như vậy nước chè sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B, C trong nước chè sẽ bị phân hủy. Vì vậy, tốt hơn hết, buổi sáng khởi đầu cho một ngày, bạn nên hãm ấm chè xanh mới và chỉ thưởng thức chúng trong ngày mà thôi.

6. Không dùng nước chè xanh để uống thuốc

Các chất có trong chè xanh khi “gặp” các hoạt chất trong thuốc sẽ tạo ra những phản ứng hóa học làm cho thuốc giảm tác dụng và cơ thể khó hấp thu, từ đó bệnh sẽ lâu khỏi.

7. Phụ nữ mang thai hạn chế uống nhiều chè xanh

Thai phụ nếu uống nhiều nước chè xanh đậm đặc sẽ có nguy cơ bị thiếu máu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mặt khác, chè xanh còn kích thích hệ thần kinh, làm tim đập nhanh, gây mất ngủ. Phụ nữ mang thai nếu thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của chính họ.

Theo thegioiphunu

Chè xanh đối với phụ nữ

Kết quả nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy việc uống trà sẽ làm giảm nguy cơ sỏi mật và ung thư tuyến mật, đặc biệt là ở phụ nữ.


Ở phụ nữ, nếu uống ít nhất một cốc trà/1 ngày trong vòng ít nhất 6 tháng sẽ giảm được 27% nguy cơ bị sỏi mật; giảm 44% nguy cơ ung thư túi mật và ung thư tuyến mật là 35%. Ở nam giới, uống trà cũng có tác dụng tương tự nhưng không mạnh như ở nữ giới.

Sỏi mật, căn bệnh thường gặp ở phụ nữ và có liên quan với căn bệnh béo phì, thường xuất hiện ở đường dẫn mật từ túi mật tới ruột non. Nếu những viên sỏi mật này bị tắc và ngăn cản mật chảy xuống ruột non thì sẽ gây ra cảm giác khó chịu và đau, tập trung ở vùng hạ sườn phải.

Sỏi mật và các nhân tố khác gây ra ung thư túi mật hiện vẫn chưa được xác định rõ. Nhiều nghiên cứu cho rằng việc uống trà, đặc biệt là trà tươi sẽ có tác dụng ngăn ngừa, chống lại nhiều loại ung thư. Các chất hóa học trong trà xanh đã ngăn cản các tế bào dị thường phát triển và chất antiinflammatory có tác dụng làm giảm nguy cơ bị các bệnh ở tuyến mật.

Tác dụng của Theanine trong trà

Theanine là hoạt chất thiên nhiên hầu như chỉ được tìm thấy trong trà. Đây là một hợp chất axít amin rất tốt đối với sức khỏe mà nhiều người còn chưa biết đến

Nhằm giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về tác dụng của hợp chất này đối với sức khỏe, ngày 2/4, Cty Unilever Việt Nam đã có buổi họp giới thiệu về tác dụng của chất Theanine có trong trà.

Các kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc trường ĐH Oxford tiến hành cho thấy Theanine kích hoạt các bước sóng alpha trong não, đó là các xung lực điện do não phát ra khi ở trạng thái thư giãn những vẫn tỉnh táo. Nghiên cứu cũng cho thấy với 50mg Theanine (có trong 2-3 tách trà), hoạt động của sóng alpha trong não gia tăng ở mức cao.

Phát biểu tại buổi họp, bà Anna Jacob - Bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng và Sức khỏe Singapore cho biết: "Trà không chứa calorie và là thức uống thứ hai sau nước được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu khuyến khích sử dụng. Trà có tác dụng chống oxy hóa giúp cơ thể ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh tim mạch". Theo bà Anna Jacob, phát hiện mới nhất về Theanine là làm cho trà đen trở thành thức uống hàng ngày chống căng thẳng thần kinh.

Trong khi đó theo PGS TS Trương Văn Tuấn, giảng viên trường ĐH Y Dược TP.HCM: "Theanine là hợp chất đóng vai trò xúc tác trong quá trình trao đổi chất, đồng thời là tác nhân giúp các hoạt động của não được cải thiện một cách đáng kể và nâng cao khả năng tập trung trong suốt thời gian 5 tiếng sau khi uống. Tinh thần thư giãn nhưng vẫn tỉnh táo, có cảm hứng sáng tạo, giúp tìm ra giải pháp mới".

Do có nhiều đặc tính tốt như thế nên các nhà khoa học khuyên mọi người nên dùng khoảng 8 - 10 tách trà mỗi ngày. Tùy theo sở thích mà có thể dùng trà xanh hoặc trà đen bởi tác dụng của 2 loại là như nhau.

Trong nhiều năm liền, Unilever không chỉ nghiên cứu và thông tin tới người tiêu dùng những lợi ích của trà đối với sức khỏe mà còn ứng dụng các nghiên cứu đó vào sản phẩm của mình, trong đó có nhãn hiệu trà Lipton nhãn vàng nổi tiếng trên thế giới. Do được chế biến bằng phương pháp đặc biệt, với kinh nghiệm lâu năm và công nghệ hiện đại Lipton nhãn vàng luôn duy trì được hàm lượng Theanine cao trong khi vẫn đảm bảo hương vị đặc biệt của trà đen.

Trong thời gian sắp tới, Unilever sẽ tiếp tục tổ chức nhiều chương trình để thông tin rộng rãi đến mọi người về những lợi ích của Theanine đối với sức khỏe tinh thần của người dùng.

Trà xanh và sắc đẹp


Dưỡng da, làm đẹp tóc, giảm quầng thâm mắt, giảm nhăn, chống nắng... Có rất nhiều bí quyết làm đẹp với trà xanh không phải ai cũng biết.

Dưỡng da tuyệt hảo

Để làn da có độ sáng, mịn màng, bạn hãy ủ trà với nước khoáng có pha một chút đường. Dùng dung dịch này tẩm vào gạc mềm để thoa mặt vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Trộn 100g mật ong với hai thìa canh nước chè đặc. Dùng gạc mềm tẩm dung dịch này đắp mặt 10-15 phút, sau đó rửa qua bằng nước lạnh.

Bạn có thể làm đều đặn mỗi ngày một lần sẽ có tác dụng dưỡng da, tạo độ mềm mại, săn chắc và tươi sáng cho làn da khô, mất độ đàn hồi. Bạn muốn trẻ hóa làn da mặt úa xệ, già nua, hãy trộn một thìa canh bột gạo với nước trà đặc thành một hỗn hợp nhuyễn.

Cho thêm vào đó một lòng đỏ trứng gà khuấy đều. Dùng gạc mềm tẩm hỗn hợp trên thoa mặt. Để trong khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Sau đó thoa kem dưỡng da để tăng cường độ thẩm thấu các dưỡng chất.

Có thể cùng nước trà đặc còn ấm tẩm gạc mỏng đắp lên da vùng mặt, vùng cổ rồi dùng khăn mặt phủ lên trên. Để 15-20 phút đối với da khô nhão, để 20-30 phút đối với da thường. Mỗi đợt làm 15-20 lần, trong khoảng 1 hoặc 2 tuần.

Đun sôi một thìa búp trà khô với 25ml nước trong 2-3 phút rồi lọc bỏ bã. Tẩm nước trà vào gạc mềm thoa mặt buổi sáng và tối để tạo cho làn da có màu nâu tươi sáng, khỏe khoắn. Bạn có thể bảo quản dung dịch này ở nhiệt độ bình thường trong 1 ngày đêm. Nếu để trong tủ lạnh có thể dùng trong 2 ngày.

Kem chống nhăn "siêu rẻ"

Đun sôi một thìa cà phê trà với 25ml nước, để om trong 40 phút, lọc bỏ bã để nguội. Dùng gạc mềm tẩm nước trà thoa đều lên vùng mặt và cổ vào sáng và tối trước khi đi ngủ. Ngoài tác dụng dưỡng da, biện pháp đặc biệt có lợi đối với da của phụ nữ ở tuổi trung niên đang có dấu hiệu lão hóa, chớm hình thành các nếp nhăn. Đối với làn da dầu, bạn nên thêm một vài giọt nước chanh trộn đều.

Liệu pháp này ngoài tác dụng dưỡng da còn có khả năng xóa nếp nhăn và làm se các lỗ chân lông trên mặt. Để xóa nếp nhăn cho làn da khô, nên dùng dung dịch được pha chế từ hai thìa con mật ong với một thìa canh nước trà đặc, hai thìa cháo bột gạo với 1-2 thìa nước đun sôi để nguội. Dùng hỗn hợp này đắp lên mặt một lớp đều rồi dùng giấy mềm hoặc khăn mặt ướt phủ lên 15-20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước mát.

Không thua gì kem chống nắng

Vào mùa hè, để chống lại những tác động có hại của ánh nắng mặt trời gây sạm, hỏng da. Trước khi ra nắng, bạn hãy pha một ấm trà rồi dùng gạc ẩm tẩm nước trà thoa đều lên phần da hở trên cơ thể như mặt, cổ, cánh tay để trần. Nước trà có tác dụng chống nắng rất tốt.

Giảm thâm quầng mắt

Dùng nước trà đặc để nguội tẩm vào gạc mềm đắp lên mắt để trong 10 phút hoặc có thể thay đổi miếng gạc 3-4 lần cứ sau 1-2 phút, sau đó thoa kem dưỡng da dành cho vùng mắt. Bạn cũng có thể đắp trực tiếp túi trà nhúng (đã pha) lên mắt, có tác dụng làm dịu, giảm thâm quầng, vết trũng sau một đêm mất ngủ. Cùng với tác dụng như trên, bạn có thể dùng 1/4 thìa con búp trà đun sôi với nửa cốc nước. Để ngấm trong 20-30 phút, lọc bỏ bã, để nguội. Dùng gạc tẩm dung dịch này để rửa mặt.

Sạch gầu, mượt tóc

Dùng một thìa canh nước trà trộn đều với một thìa rượu và một thìa dầu thực vật, thoa hỗn hợp này lên da đầu và giữ nguyên trong 2-3 giờ rồi gội lại bằng nước ấm.Mỗi tuần làm 2-3 lần như vậy có tác dụng làm chân tóc chắc khỏe, sạch gầu, mượt tóc.


(Theo An Nình Thủ Đô)

Thái Nguyên: Tìm thấy cây chè trên 300 tuổi

Ngày 17/7, tại khu vực chùa Hương Sơn (trước đây gọi là chùa Cam Giá) xóm An Ninh, phường Hương Sơn (T.P Thái Nguyên), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tìm thấy một c ây chè Tước cổ.
Cây chè cổ có tên gọi là chè Tước, là một cây cổ thụ nằm trong khuôn viên di tích chùa Hương Sơn, có chiều cao khoảng 15 m, đường kính khoảng 2 người ôm. Điều kỳ diệu là cây chè Tước này tuy đã bị thông tâm (rỗng giữa) nhưng nhìn bên ngoài vẫn xanh tươi, phát triển bình thường. Trên các cành cây phong lan, tầm gửi bao phủ rất nhiều tạo cho cây càng cổ kính. Lá cây chè màu xanh đậm, dày, không có răng cưa, được nhân dân ở đây hái pha hãm uống được đánh giá là ngon. Theo sư cô Thích Đàm Tâm trụ trì tại chùa Hương Sơn: lá chè Tước đem hãm nước sôi được 5 lần, càng hãm càng đậm, uống nước có vị ngọt hơi chát
Đây có thể là cây chè cổ thuộc loại chè rừng (?) còn hiếm thấy, đặc biệt còn sót lại ở địa phương. Đặc biệt nó có độ tuổi khoảng trên 300 năm (dựa vào lời kể nhân chứng ở địa phương và bia đá công đức trùng tu, tôn tạo đình - chùa Hương Sơn dựng năm 1705. Cây chè Tước cổ thụ này cần được nghiên cứu, bảo vệ như một di sản văn hóa ở vùng chè nổi tiếng của tỉnh./.

Phúc Thuận: Vùng nguyên liệu chè đặc sản cần được quan tâm hỗ trợ

Từ ngã 4 thị trấn Ba hàng, chạy dọc theo tuyến đường liên huyện 261 khoảng 12km là đến xã Phúc Thuận; một vùng chè đầy tiềm năng nằm ở phía Tây của Huyện Phổ Yên, trong những năm gần đây với chính sách hỗ trợ, khuyến nông, miền đất này đang khơi dậy khả năng tiềm tàng vốn có.
Điều kiện về khí hậu và thổ nhưỡng của vùng chè Phúc Thuận cũng khá tương đồng với vùng chè Tân Cương, tính đường chim bay chỉ khoảng chừng 5km. Tại đây có những đồi chè, vườn chè cao sản, những vườn chè lai cho năng suất cao và chất lượng tốt, hội tụ đủ các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững cho một vùng chè đặc sản của huyện Phổ Yên.

Vùng nguyên liệu chè Phúc Thuận
 Cây chè đã có mặt trên đất Phúc thuận từ rất lâu, ngay từ thập niên 50 của thế kỷ XX, chè đã được trồng, sản xuất, chế biến ở nông trường Bắc Sơn; khi đó nông trường có xưởng chế biến và toàn bộ sản phẩm do Bộ Nông nghiệp bao tiêu xuất sang Liên Xô và các nước Đông Âu, nhưng diện tích chè chỉ có 100 ha. Những năm sau đó cây chè đã phát triển sang xã Phúc Thuận, song cũng không nhiều bởi cơ chế bao cấp, sản phẩm chè không có lối ra; đến thập nên 90 thực hiện đổi mới xoá bỏ cơ chế cũ, đất và rừng được giao đến người lao động, cây chè đã thực sự bước vào chặng đường phát triển mạnh cả ở xã Phúc Thuận, Bắc Sơn, Minh Đức rồi đến Phúc Tân và Thành Công; mười năm sau đó cây chè trở thành cây trồng chủ lực giải quyết việc làm cho hàng ngàn người và giữ vai trò chủ đạo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả vùng.
Thời gian gần đây sản phẩm chè Phúc Thuận được nhiều người trong nước và Quốc tế biết đến với nhãn hiệu trà Oloong của Công ty chè Vạn Tài có dây chuyền sản xuất chè tại xã Phúc Thuận; từ nguồn nguyên liệu chè tươi tại chỗ được chế biến với dây chuyền công nghệ hiện đại của Đài Loan đã đem lại một sản phẩm đặc trưng có giá trị kinh tế cao cho cây chè nơi đây. Năm 2011, toàn xã Phúc Thuận có diện tích trồng chè là 556ha (chiếm 3,15% diện tích toàn tỉnh), trong đó 434 ha đang cho thu hoạch, sản lượng trà khô đạt 1.293 tấn (chiếm 3,76% sản lượng toàn tỉnh); tại Nghị quyết Đảng bộ xã lần thứ XIII, phấn đấu đến 2015 tổng diện tích trồng chè toàn xã là 600ha cho thu hoạch, trong đó có 50% diện tích là giống chè mới cho năng xuất cao, chất lượng tốt. Hiện nay người dân chuyển từ chè hạt sang trồng các giống chè lai LDP1, Kim tuyên, Phúc vân tiên, chè Bát Tiên... Người trồng chè đã nhận ra cùng một diện tích thì chè lai (LDP1), cho sản lượng và giá trị kinh tế gấp 1,5 lần chè trung du lá nhỏ.
Cây chè đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của xã Phúc Thuận, trước đây chè là cây xóa đói giảm nghèo thì nay đã dần trở thành cây làm giầu của người dân nơi đây. Năm 2011, Huyện Phổ Yên sẽ trồng mới 170ha chè cành giống mới, trong đó Phúc Thuận trồng mới 62,5ha; tại xã Phúc Thuận có 2 vườn chè giâm đảm bảo cung cấp 280 vạn hom các giống chè mới như: LDP1, Kim tuyên, Phúc vân tiên.
Gian hàng của Làng nghề Chè Đức Phú, tại Liên hoan Trà Quốc tế lần thứ nhất                                                                               Thái Nguyên - Việt Nam 2011
        Xã Phúc Thuận còn được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống; Năm 2010 UBND tỉnh đã trao bằng công nhận cho 5 làng nghề: Bãi Hu, Đức Phú, Phúc Tài, Tân ấp 1, Quân Cay; tại Liên hoan Trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên - Việt Nam 2011 cả 5 làng nghề của xã Phúc Thuận dự thi đều đạt giải.
 
Trao đổi với ông Vũ Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Thuận được biết: Những năm gần đây, được sự quan tâm, hỗ trợ của phòng nông nghiệp huyện và dự án QSEAP đã phổ biến cho người dân về kỹ thuật chăm sóc, chế biến chè theo tiêu chẩn VietGap nên năng xuất và chất lượng chè được nâng cao, làm tăng giá trị và hiệu quả kinh tế từ cây chè, song giá trị thương phẩm của chè Phúc Thuận vẫn còn thấp chưa tương xứng với chất lượng và công sức người lao động bỏ ra; nguyên nhân chính là do chè Phúc Thuận chưa có thương hiệu nên việc tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn, không có thị trường ổn định, chủ yếu phụ thuộc vào các thương lái.
Mặc dù vùng chè Phúc Thuận khá gần với Nhà máy chế biến chè Bắc Sơn với công suất 20 tấn/ngày, sau hơn 3 năm hoạt động đã thu mua chế biến hơn 1000 tấn chè khô nhưng công ty chè vẫn phải đi thu mua, vận chuyển chè tươi từ các huyện khác về để sản xuất; qua tìm hiểu được biết có sự bất cập về giá trong việc thu mua vì có sự tranh mua giữa các thương lái với nhà máy, khi vào chính vụ sản xuất thì người sản xuất lại bị các thương lái ép giá bán, nên giá bán sản phẩm chè còn thấp, tính trung bình chỉ đạt khoảng 60.000đ/kg chè búp khô; hiện nay, việc tiêu thu chè tại địa phương cũng chưa có đơn vị nào đứng ra bao tiêu và bảo hộ sản phẩm. Với những tiềm năng, thế mạnh của vùng nguyên liệu chè Phúc Thuận có thể phát triển bền vững xứng đáng là vùng chè đặc sản của tỉnh, mang lại giá trị kinh tế cao thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp sản xuất chế biến tại địa phương và người trồng chè; đồng thời, nhà nước cần hỗ trợ thêm về giống, vốn để thay đổi giống chè cũ sang giống chè mới cho năng xuất chất lương cao; cần có những giải pháp phù hợp để mở rộng nguồn nguyên liệu sản xuất, trú trọng việc phổ biến kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, mở rộng thị trường tiêu thụ mà trước hết là đầu tư xây dựng các chợ đầu mối nông sản liên vùng ở trong huyện; cần tìm kiếm khách hàng thu mua ổn định và có tiềm năng về năng lực - Tài chính để hỗ trợ xây dựng Thương hiệu cho sản phẩm chè Phúc Thuận.
Mặt khác, địa phương cần phát huy nội lực và kêu gọi sự hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp để xây dựng và thương hiệu cho sản phẩm chè Phúc Thuận, tiếp tục đẩy mạnh và phát huy văn hóa truyền thống làng nghề chè, tăng cường công tác quảng bá giới thiệu để sản phẩm chè Phúc Thuận được nhiều người biết đến./.


Nguồn: thainguyen.gov.vn