Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Hội thảo chè quốc tế : Bay xa hương trà Thái Nguyên

Với chủ đề “Bay xa hương Trà Thái Nguyên”, ngày 13/11, tại TP. Thái Nguyên, Hội thảo Quốc tế chè Thái Nguyên, Việt Nam năm 2011 đã được tổ chức với sự tham dự của đại diện Ủy ban Chè Thế giới, Ủy ban Chè Châu Âu, Hiệp hội chè Đài Loan, Malaysia, Hiệp hội Chè Quảng Đông (Trung Quốc), Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội Chè Việt Nam; nhiều nhà khoa học cùng các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè đến từ 17 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Các đại biểu dự hội thảo đã tập trung đánh giá, thảo luận về thực trạng và giải pháp phát triển cây chè, sản phẩm trà của Thái Nguyên nói riêng, của Việt Nam nói chung cũng kinh nghiệm trồng, chế biến và kinh doanh của một số nước trên thế giới, hướng hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong trồng, chế biến và xuất nhập khẩu chè... Theo báo cáo, hiện Việt Nam có 35 tỉnh, thành phố trồng chè với tổng cộng gần 132.000 ha chè với sản lượng đạt trên 165 ngàn tấn chè khô, xuất khẩu đạt trên 133 triệu USD/năm, giải quyết việc làm cho khoảng 400.000 hộ sản xuất. Một số vùng chè chất lượng cao đã được hình thành như Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng)... Tuy nhiên, giá bán của chè Việt Nam thấp, chỉ bằng 60 - 70% thế giới do sản phẩm chè Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại, mẫu mã chưa hấp dẫn… Riêng Thái Nguyên là tỉnh có diện tích chè lớn thứ 2 cả nước (sau Lâm Đồng) với gần 18.000 ha chè, năng suất chè búp tươi bình quân đạt gần 100 tạ/ha, sản lượng gần 200.000 tấn/năm. Việc chế biến chè ở Thái Nguyên chủ yếu vẫn theo phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm trà chủ yếu tiêu dùng nội địa, lượng chè xuất khẩu chiếm tỷ lệ thấp, giá trị xuất khẩu không cao.
Các đại biểu dự hội thảo bước đầu đã đề ra một số giải pháp phát triển cây chè Thái Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung trong đó có việc tuân thủ nghiêm ngặt khâu tuyển chọn giống và sản xuất, chế biến chè theo đúng quy trình sản xuất chè an toàn; chú trọng xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường ngoài nước… Kết thúc hội thảo, một số doanh nghiệp trong và ngoài nước đã ký kết văn bản hợp tác đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè, mở ra hướng hợp tác lâu dài.

2 nhận xét:

  1. Các đại biểu dự hội thảo bước đầu đã đề ra một số giải pháp phát triển cây chè Thái Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung trong đó có việc tuân thủ nghiêm ngặt khâu tuyển chọn giống và sản xuất, chế biến chè theo đúng quy trình sản xuất chè an toàn; chú trọng xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường ngoài nước…Nâng cao chất lượng chè và góp phần tăng trưởng nền nông nghiệp VN

    Trả lờiXóa
  2. Riêng Thái Nguyên là tỉnh có diện tích chè lớn thứ 2 cả nước (sau Lâm Đồng) với gần 18.000 ha chè, năng suất chè thái nguyên búp tươi bình quân đạt gần 100 tạ/ha, sản lượng gần 200.000 tấn/năm. Việc chế biến che thai nguyen

    chủ yếu vẫn theo phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm trà chủ yếu tiêu dùng nội địa, lượng chè xuất khẩu chiếm tỷ lệ thấp, giá trị xuất khẩu không cao.Đây là câu hỏi lớn mà ngành nong nghiep

    Thái Nguyên cần phải giải quyết.

    Trả lờiXóa