Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Phát huy thương hiệu cây chè Thái Nguyên

Hiện nay, Thái Nguyên có diện tích đất trồng chè lớn thứ 2 cả nước (17.660ha). Cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè.



Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Đặng Viết Thuần



Do thiên nhiên ưu đãi về đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu nên nguyên liệu chè búp tươi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất cao. Tiềm năng phát triển cây chè ở Thái Nguyên cần được phát triển và khai thác một cách hiệu quả, việc này không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho tỉnh mà còn góp phần xây dựng thương hiệu chè Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ đã có cuộc phỏng vấn ông Đặng Viết Thuần, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên – Trưởng ban tổ chức Liên hoan trà quốc tế lần thứ nhất, Thái Nguyên – Việt Nam 2011 về những vấn đề liên quan đến cây chè của vùng đất này .






Tập trung nâng cao chất lượng



Thưa ông, Thái Nguyên vốn nổi tiếng là vùng đất có chè ngon và diện tích trồng chè lớn. Cây chè giữ vị trí như thế nào trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh?

Ông Đặng Viết Thuần: Cây chè rất thích hợp với vùng đất đồi, đất trung du của tỉnh. Tôi thấy 1 ha chè giờ có giá trị vào khoảng 70 - 100 triệu đồng. Cây chè được xác định không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn là cây trồng mũi nhọn, làm giàu cho người dân trong tỉnh.
Trong chiến lược phát triển cây chè, Thái Nguyên quan tâm đến cả về diện tích, cả về năng xuất, chất lượng. Trong việc đảm bảo chất lượng, chúng tôi tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn chè sạch có chất lượng cao (tiêu chuẩn VietGAP) như thay đổi giống, đầu tư về kỹ thuật, thâm canh năng suất, mở rộng chế biến công nghiệp. Điều đó nhằm thúc đẩy thị trường tiêu thụ trong nước, đưa cây chè trở thành cây công nghiệp, cây làm giàu cho nhân dân các dân tộc của tỉnh Thái Nguyên.


Thưa ông, trong chiến lược phát triển chè, tỉnh đã có biện pháp gì để hỗ trợ người nông dân?

Ông Đặng Viết Thuần: Chúng tôi hiện đang thực hiện cơ chế mỗi năm trồng mới và trồng lại 1.000ha. Trong việc trồng mới và trồng lại, bà con nông dân sẽ được hỗ trợ kinh phí và giống.
Ngoài ra, chúng tôi cũng tiếp tục thực hiện đề án phát triển cây chè và sẽ tổ chức quy hoạch phát triển chè chung cho toàn tỉnh, có hỗ trợ kinh phí quy hoạch chè cho từng huyện. Chúng tôi có cơ chế khuyến nông, khuyến công như tuyển dụng 40 cán bộ khuyến nông để phổ biến kỹ thuật cho người dân trồng chè; bố trí, hỗ trợ thêm cho người nông dân các loại máy móc trong khâu thu hoạch và chế biến chè nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.


Xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm





Vùng chè Tân Cương



Bên cạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, theo ông, cần tập trung những vấn đề gì nhằm phát huy giá trị thương mại của cây chè? Ông Đặng Viết Thuần: Trà là sản phẩm, là thứ đồ uống mà chúng ta sử dụng hàng ngày và trà được bạn bè quốc tế ưa thích nhưng dường như chúng ta chưa có nhiều hoạt động quảng bá và tôn vinh xứng đáng.
Liên hoan Trà được tổ chức tại Thái Nguyên lần này là dịp để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trà Việt Nam nói chung và Trà Thái Nguyên nói riêng với du khách trong nước và quốc tế. Đây còn là dịp giới thiệu văn hóa trà của người Việt Nam, tạo sự hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư xúc tiến các hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, đặc biệt là phát triển sản xuất cây chè, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trà.


Đến thời điểm này, tỉnh đã triển khai những giải pháp gì để xây dựng, phát huy thương hiệu chè Thái Nguyên?
Ông Đặng Viết Thuần: Tính tới thời điểm này, chúng tôi có thương hiệu trà Tân Cương đã đăng ký chỉ dẫn địa lý và cũng đã có nhãn hiệu chè tập thể đối với toàn bộ chè Thái Nguyên. Theo tôi, để bảo vệ những nhãn hiệu này trên toàn thế giới, điều cần thiết ngay lúc này là báo cáo với Tỉnh ủy, HĐND và UBND để bố trí một khoản ngân sách phù hợp thực hiện việc bảo hộ thương hiệu và phải coi đây là việc cấp bách cho sự phát triển cây chè của tỉnh hiện nay và lâu dài.
Ngoài ra, thương hiệu chè không phải chỉ riêng của Thái Nguyên mà còn là thương hiệu quốc gia nên tôi cũng đề nghị các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn các thủ tục đăng ký bảo hộ. Còn phía tỉnh, chúng tôi sẽ hết sức nỗ lực để xây dựng thương hiệu cho chính mình. Có như vậy, các thương hiệu trà của Việt Nam mới đứng vững trên thị trương trong nước và quốc tế.
Xin cảm ơn ông!

2 nhận xét:

  1. Liên hoan chè được tổ chức tại Thái Nguyên lần này là dịp để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trà Việt Nam nói chung và chè Thái Nguyên nói riêng với du khách trong nước và quốc tế. Cần đẩy mạnh các sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho nền nông nghiệp nước ta

    Trả lờiXóa
  2. Cây chè thái nguyên

    rất thích hợp với vùng đất đồi, đất trung du của tỉnh. Tôi thấy 1 ha che thai nguyen giờ có giá trị vào khoảng 70 - 100 triệu đồng. Cây chè được xác định không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn là cây trồng mũi nhọn của nền nong nghiep

    tỉnh, làm giàu cho người dân trong tỉnh.

    Trả lờiXóa